eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thức ăn là phản ứng từ hệ thống miễn dịch của cơ thể với chất dị ứng nào đó có chứa trong thực phẩm. Các triệu chứng có thể khác nhau từ nhẹ (ngứa, buồn nôn) đến nặng (sưng cổ họng, khó thở). Dị ứng thức ăn thường xảy ra trong vòng 30 phút sau khi ăn nhưng cũng có thể xảy ra muộn nhất là 4-6 giờ sau khi ăn. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng nhưng số loại thực phẩm có nhiều khả năng gây ra các phản ứng hơn (đậu phộng, trứng, đậu nành, các loại sò, lúa mì, sữa).

TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị ứng.

Triệu chứng nhẹ: Phát ban, Buồn nôn, Nôn mửa, Tiêu chảy, Nổi mày đay.

Triệu chứng nghiêm trọng:Sưng tấy xung quanh mặt và miệng, Khó nuốt, Khó thở, Sốc phản vệ.

CHẨN ĐOÁN

Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Bệnh nhân sẽ được hỏi về các thực phẩm đã ăn để xác định chất gây dị ứng.

Một thử nghiệm chích da có thể xác định phản ứng thực phẩm cụ thể. Trong thử nghiệm này, một lượng nhỏ các loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng được đặt trên da của cánh tay hoặc lưng. Làn da sau đó đâm bằng kim, để cho phép một số lượng nhỏ của chất thâm nhập xuống bên dưới bề mặt da.Bệnh nhân có thể được chỉ dịnh làm xét nghiệm máu phương pháp Radioallergosorbent (RAST)

ĐIỀU TRỊ

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Những trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng các toa thuốc kháng histamine. Trường hợp triệu chứng nghiêm trọng hơn như cổ họng sưng hoặc khó thở có thể sử dụng epinephrine và steroid.

Tổng quan

Nguyên nhân do các dị nguyên glycoprotein. Các glycoprotein này tan được trong nước, có khả năng bền vững với nhiệt (khi chế biến) với acid, không bị phân hủy bởi protease.

Thức ăn hay gây dị ứng là sữa bò, trứng, lạc, vừng, đậu nành, lúa mỳ, hạt quả cứng, kiwi, táo, cà rốt, cá, nghêu, sò, tôm, cua... Mỗi độ tuổi hay bị dị ứng với một loại thức ăn nhất định, có thể kéo dài nhưng cũng có thể khỏi ở một độ tuổi nào đó.

Dị ứng có thể xảy ra với trẻ từ 1-7 tuổi với hạt cứng, 6-36 tháng tuổi với hạt mè, tuổi trưởng thành với nghêu sò, tôm, cua, cá và dai dẳng. Trong khi đó, trẻ em 6 - 24 tháng tuổi thường bị dị ứng lòng trắng trứng gà, sữa bò, lúa mỳ, đậu nành; đa phần sẽ khỏi lần lượt theo các thực phẩm này ở độ tuổi 7, 5, 2, 5.

Dị ứng thức ăn còn lưu hành theo từng địa phương. Nếu dị ứng trứng gà, sữa bò gặp hầu hết trên thế giới, thì dị ứng mù tạt hay gặp ở Pháp, hạt vừng lại thường gặp ở Israel, dị ứng cá hay gặp ở các nước ăn nhiều cá ngừ trong đó có nước ta.

Nguyên nhân

Một số loại thức ăn có chứa dị ứng nguyên có thể gây dị ứng cho người ăn như: gạo, khoai tây, đậu, lạc, cá, trứng, sữa, rau, quả,... dị nguyên thức ăn là các glycoprotein có trọng lượng phân tử từ 10-70 kD.

Một số dị nguyên thức ăn thường gặp:

  • Protein trong sữa bò chủ yếu gây dị ứng ở trẻ em, với các triệu chứng ở đường tiêu hóa, hô hấp, ngoài da, có 4 loại hay gây dị ứng là: Casein, b-lactoglobulin, b-lactalbumin, globulin miễn dịch.
  • Dị nguyên ở cá có đặc tính chịu nhiệt độ cao, triệu chứng xuất hiện sớm, chỉ vài phút sau khi ăn như sốc phản vệ, phù Quinck, nổi mề đay.
  • Dị nguyên trứng có thành phần là ovomucoid không bị nhiệt phân và ovalbumin dễ bị nhiệt phân cả hai loại đều có ở lòng trắng trứng.
  • Bột mì có tới 20 loại dị nguyên có thể gây dị ứng ở người; các loại đậu, lạc khi nấu chín ăn vào rất hay gây sốc phản vệ.
  • Một số nghiên cứu còn cho thấy cách chế biến món ăn ảnh hưởng đến tính dị nguyên thức ăn như: có những dị nguyên bị phân hủy ở nhiệt độ cao khi nấu nướng; ngược lại có dị nguyên lại tăng tác dụng khi gặp nhiệt độ cao như lạc; dị nguyên của táo tăng lên khi bảo quản lâu; thực phẩm biến đổi gen có nguy cơ tiềm tàng gây dị ứng.
Nguyên nhân khác

Nhẹ và vừa

  • Ở da: mày đay, đỏ bừng, phù mạch.
  • Ở hệ tiêu hóa: nôn mửa, quặn bụng đau bụng, tiêu chảy.
  • Ở hệ hô hấp: viêm mũi, hen phế quản (khởi phát đột ngột tình trạng khò khè và nặng lên sau một thời gian ngắn), phù thanh quản.
  • Cũng có thể chán ghét thức ăn, thay đổi hành vi, khí sắc.

Nặng

Phản ứng sốc phản vệ. Đa số là phản ứng phản vệ 1 pha, xảy ra ngay sau khi ăn do các do nguyên nhân hấp thu nhanh. Song có 6% trường hợp là phản ứng phản vệ 2 pha, pha sau xảy ra muộn (4-12 giờ) sau khi ăn, do các dị nguyên hấp thu chậm (khoảng 90% trường hợp). Trong số phản ứng phản vệ 2 pha thì có 50% trường hợp rất nặng, liên quan đến tử vong.

6 triệu chứng để bạn biết rằng mình có bị dị ứng thức ăn hay không?

  • Phát ban: Phát ban không phải lúc nào cũng có nguyên nhân từ dị ứng thực phẩm, đôi khi đó có thể là vì dị ứng môi trường, thuốc hoặc kết hợp nhiều yếu tố. Tuy nhiên, phát ban là một triệu chứng phổ biến hơn cả khi bị dị ứng thực phẩm. Các nốt phát ban là những mụn nổi đỏ thường rất ngứa, chúng mọc theo từng mảng hoặc lan thành vùng rộng trên cơ thể.
  • Da tấy đỏ hoặc bị sưng: Dị ứng thường làm da bị tấy đỏ hoặc sưng, nhất là khu vực quanh môi hoặc trên mặt. Các loại hải sản và trứng là những tác nhân dị ứng đôi khi gây ra những triệu chứng như thế này.
  • Viêm mũi dị ứng: Bệnh sốt mùa hè hay viêm mũi dị ứng thường do đất hoặc phấn hoa gây ra, viêm mũi cũng là triệu chứng thường thấy khi bị dị ứng với các sản phẩm bơ sữa. Bạn cũng nên tính tới khả năng dị ứng thức ăn là một nguyên nhân của chứng sung mãn kinh niên nếu các triệu chứng dị ứng không cải thiện chút nào khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển vị trí cư trú.
  • Chàm bội nhiễm (Eczema): Eczema còn gọi là chứng viêm da atopic làm người bệnh rất ngứa và đau đớn, các nốt phát ban có vảy thường mọc gần mặt, khuỷu tay và đầu gối. Tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn do mồ hôi, quần áo hoặc thời tiết khô và rất khó chữa. Eczema là triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng với sữa, trứng, cá và bột mỳ.
  • Rối loạn tiêu hoá: Tiêu chảy, nôn mửa và táo bón đôi lúc cũng là biểu hiện của dị ứng thức ăn, nhất là với những sản phẩm làm từ bơ sữa. Tuy nhiên, có thể chúng cũng là những dấu hiệu của tình trạng cơ thể không chịu được thức ăn. Không chịu được chất lactose và gluten là hai tình trạng không thích nghi khá phổ biến gây ra những triệu chứng này.
  • Nổi mề đay cấp tính: Nổi mề đay cấp tính là triệu chứng nghiêm trọng nhất nhưng thật may, đây cũng là triệu chứng dị ứng hiếm gặp và rõ rệt nhất. Nổi mề đay cấp tính là phản ứng dị ứng trên toàn cơ thể, gây khó thở do bị sưng nề đường thở và huyết áp giảm đột ngột do thành mạch máu bị giãn. Nổi mề đay cấp tính thường nặng lên rất nhanh khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, do đó sẽ dễ dàng tìm ra nguyên nhân dị ứng. Khi bị nổi mề đay cấp tính cần được cấp cứu ngay. Nếu các triệu chứng tiến triển không ngừng, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức và thực hiện tất cả các biện pháp cấp cứu cần thiết do bác sỹ yêu cầu
Phòng ngừa
  • Riêng trứng khi dùng để chế vaccin sẽ sinh ra các dị nguyên và trẻ dị ứng với trứng thì rất có thể dị ứng với loại vaccin này, cần phải hết sức thận trọng.
  • Thuốc dùng trong dị ứng thức ăn không khó kiếm nhưng thường không được dùng kịp thời do ít khi chuẩn bị sẵn sàng.
  • Cần chú ý loại trừ các loại thức ăn có các dị nguyên ngụy trang. Biện pháp này cần thực hiện nghiêm túc với sự phối hợp của chuyên gia dị ứng, chuyên gia về dinh dưỡng, và sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân trong thời gian dài.
  • Nếu đã có dấu hiệu bị dị ứng thức ăn cần sơ cứu: chườm đắp nước ấm, uống nhiều nước, uống thuốc kháng histamin, nhanh chóng đưa bệnh nhân đi khám ở bệnh viện.
  • Nếu bị sốc phản vệ đe dọa tính mạng bệnh nhân với các triệu chứng sau: xảy ra sau khi ăn 5-15 phút, thấy nghẹt thở, cảm giác sắp chết, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, mất tri giác, gọi hỏi không biết... cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực (nếu có ngưng thở, ngưng tim), khẩn cấp chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa, vì điều trị càng sớm và hiệu quả thì cơ hội sống sót của bệnh nhân càng cao.
Điều trị

Phương pháp điều trị:

Dùng thuốc nhằm hủy các triệu chứng dị ứng, quan trọng nhất là chống các phản ứng phản vệ. Thường dùng 4 loại thuốc: epiephrin, kháng histamin, chống co thắt phế quản, corticoid hít hay toàn thân.

  • Epinephrin:
    Có vai trò nâng cao huyết áp, chống suy tim trụy mạch cấp.
    Phải dùng sớm: tiêm bắp nhanh trong vòng ít phút sau khi phản ứng dị ứng xảy ra. Dùng muộn dễ dẫn đến gia tăng dạng phản ứng phản vệ 2 pha, gia tăng tỷ lệ tử vong (theo Lee J.M., 2000). Nếu phản ứng phản vệ nặng, cần phải dùng tại bệnh viện và theo dõi chặt chẽ.Với những người bệnh dị ứng thức ăn đến bệnh viện với triệu chứng suy hô hấp, hạ huyết áp, bất tỉnh, cần dùng ngay, càng sớm càng tốt trong vòng 8 giờ, vì đây cũng là thời gian thường xảy ra pha 2 (pha muộn) của phản ứng phản vệ đồng thời phải theo dõi liên tục trong 24 giờ (theo Ellis A.K., 2007).
  • Kháng histamin
    Dùng các kháng histamin có tác dụng nhanh để loại bỏ nhanh các triệu chứng dị ứng.Có thể dùng kháng histamin thế hệ cũ (chlopheniramin, alimerazin, cycloheptadin, meclizin, cyclizin). Với trẻ em không được dùng prometazin (cấm dùng cho trẻ em 2 tuổi, trẻ trên 2 tuổi chỉ dùng liều thấp nhất có hiệu quả). Thuốc làm trẻ suy hô hấp khi ngủ dẫn đến tử vong đột ngột, đặc biệt không dùng cho trẻ đang bị mất dịch vì gây hội chứng Reye. Lưu ý: thuốc kháng histamin thế hệ cũ gây ngủ gà, làm gia tăng tác dụng của các thuốc trầm cảm, làm suy hệ thần kinh trung ương, khi tiêm với liều cao có thể gây tụt huyết áp.Có thể dùng các kháng histamin thế hệ mới (cetirizin, acrivastin, loratidin). Không được dùng các kháng histamin thế hệ mới terfenadin và astemizol vì hai thuốc này gây hiện tượng xoắn đỉnh đã bị nhiều nước cấm. Các thuốc cetirizin, acrivastin, loratidin tuy chưa tìm thấy bằng chứng gây xoắn đỉnh nhưng cũng nên dùng cẩn thận. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi; riêng loratidin, ceritidin không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, thận trọng khi dùng cho người có chức năng gan thận suy giảm.
  • Thuốc chống co thắt phế quản
    Đa phần người dị ứng thức ăn, đặc biệt ở người có bệnh hen thường bị hen, phù thanh quản: Thông thường phải dùng thuốc kích thích thụ thể beta-2 (chủ vận beta-2) dạng hít (như salbutamol, salmeterol), có kết hợp với corticoid hít (như beclomethazon, fluticazon) hoặc có thể dùng loại ống hít phối hợp hai chất này (seretide). Nếu người bệnh có biểu hiện khó thở nặng, cần cho thở ôxy.
  • Coticoid hít hay toàn thân
    Corticoid được dùng để giảm cơn co thắt (dạng hít, như nói trên) dùng phòng phản ứng phản vệ muộn (dạng uống). Corticoid (đặc biệt là corticoid uống) có nơi đưa vào thường quy xử trí dị ứng thức ăn nhưng có nơi không coi là điều bắt buộc.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.