eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Đau mắt hột

Bệnh mắt hột là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có ảnh hưởng đến mắt. Vi khuẩn truyền nhiễm, lây lan do tiếp xúc với mắt, mí mắt, mũi, cổ họng của người nhiễm hoặc do tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi khuẩn. Ban đầu, đau mắt hột có thể gây ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt, sau đó mí mắt bị sưng và có mủ chảy ra từ mắt. Nếu không điều trị, bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến mù lòa. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng 6 triệu người đã bị mù do bệnh mắt hột. Điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đau mắt hột.

TRIỆU CHỨNG

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau mắt hột thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và có thể bao gồm: ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt, mắt chảy dịch nhầy hoặc mủ, sưng mí mắt, sợ ánh sáng, đau mắt.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm dịch nhầy/ mủ mắt để xác định vi khuẩn gây bệnh.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh. Trong giai đoạn đầu, điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể giúp loại bỏ các nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kê toa thuốc mỡ tra mắt tetracycline hoặc azithromycin uống (Zithromax). Azithromycin có hiệu quả hơn tetracycline nhưng tốn kém hơn. Điều trị các giai đoạn sau của bệnh đau mắt hột - bao gồm dị tật mí gây đau - có thể cần phải phẫu thuật. Nếu giác mạc bị ảnh hưởng nặng, gây giảm nghiêm trọng thị lực, ghép giác mạc là một lựa chọn.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.