eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Cúm lợn H1N1

Cúm lợn là một loại cúm virus loại A thông thường chỉ có thể được truyền từ lợn sang người. Tuy nhiên năm 2009, virus cúm A (H1N1) mới là một loại lai có gen của 4 chủng virut gồm virut cúm người, cúm lợn, cúm gia cầm ở Bắc Mỹ và gen của cúm lợn ở châu Âu và châu Á. Chủng virus này có thể lây từ người sang người. Mức độ nghiêm trọng của bệnh này rất khác nhau, từ sốt và ho do viêm phổi đến tử vong.

TRIỆU CHỨNG

Sốt cao trên 38 độ C; Ớn lạnh; Nhức đầu; Ho; Chảy nước mũi; Đau họng; Khó thở; Đau nhức cơ bắp nghiêm trọng

CHẨN ĐOÁN

Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Chụp X-quang lồng ngực có thể được thực hiện để loại trừ trường hợp nguyên nhân gây ra triệu chứng là do viêm phổi.

ĐIỀU TRỊ

Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza) là những loại thuốc chính được sử dụng để điều trị cúm H1N1. Việc điều trị nên được bắt đầu trong vòng 40 giờ ngay khi xuất hiện triệu chứng để có hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân bị cúm lợn nên tránh tiếp xúc gần với người khác để tránh lây lan. Cơn sốt và các triệu chứng khác có thể giảm bằng cách uống ibuprofen (Motrin) và / hoặc acetaminophen (Tylenol). Tiêm vắc xin đặc trị có thể giúp ngăn ngừa nhiễm virus H1N1.

Tổng quan

Virut cúm A(H1N1) là gì?

Tính đến ngày 12/5/2009, đã có hơn 30 quốc gia xác nhận có bệnh nhân nhiễm loại virut cúm này với số lượng là 5.251 người, trong đó có 61 trường hợp tử vong. Ban đầu người ta gọi virut mới này là virut cúm lợn vì các nhà khoa học tìm thấy nhiều gen của virut này giống với gen của loại virut cúm ở loài lợn.

Tuy nhiên, với những phân tích chi tiết hơn cho thấy loại virut này rất khác biệt với loại virut cúm lợn lưu hành ở khu vực Bắc Mỹ. Virut cúm A (H1N1) mới này là một loại lai có gen của 4 chủng virut gồm virut cúm người, cúm lợn, cúm gia cầm ở Bắc Mỹ và gen của cúm lợn ở châu Âu và châu Á.

Virut cúm A(H1N1) lây lan như thế nào?

Đây là loại virut có thể lây lan từ người sang người nhưng hiện nay chưa rõ mức độ của sự lây lan dễ dàng như thế nào. Sự lan truyền của virut cúm A(H1N1) mới này gần giống như sự lây lan của cúm mùa mà chúng ta thường thấy. Virut lan truyền từ người này sang người khác do ho hay hắt hơi, sổ mũi.

Đôi khi người ta mắc bệnh do tay bị vấy hay dính chất tiết có virut, sau đó đưa tay chạm lên miệng, mũi. Khi một người bị nhiễm virut cúm thì khoảng 7 ngày sau sẽ có triệu chứng. Một ngày trước khi có biểu hiện bệnh thì người bị nhiễm đã bắt đầu phát tán virut ra xung quanh cho đến 7 ngày sau đó.

Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thời gian phát tán virut lâu hơn. Cúm A(H1N1) là bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Vì vậy mà ăn thịt lợn được nấu chín không bị mắc bệnh. Virut có thể tồn tại từ 2-8 giờ sau khi bám vào các bề mặt. Nước pha với chlorine 1-3 mg/L đủ khả năng diệt virut cúm, trong đó có cả virut cúm A(H1N1) mới.

Nguyên nhân
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.
Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
Người mang virus cúm A có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh.
Nguyên nhân khác

Triệu chứng của bệnh cúm do virut A(H1N1) là gì?

Triệu chứng bệnh cúm A(H1N1) giống như cúm mùa bao gồm: sốt, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ. Khoảng gần 50% bệnh nhân còn có đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy. Giống như cúm mùa, cúm H1N1 mới cũng gây bệnh cảnh nặng hơn như viêm phổi khiến bệnh nhân ho nhiều, thở nhanh, khó thở, chụp Xquang cho thấy có tổn thương phổi.

Một số bệnh nhân có triệu chứng của suy hô hấp cấp (ARDS), phù phổi và tử vong. Cũng cần nhắc lại là triệu chứng cúm A(H1N1) mới khác với cúm gia cầm A(H5N1). Cúm gia cầm không có các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi hay đau nhức cơ thể mà thay vào đó là bệnh cảnh của viêm phổi cấp sốt, ho, khó thở. Hiện nay người ta chưa biết mức độ trầm trọng của bệnh gây ra do virut cúm A(H1N1) mới này trên toàn thế giới.

Tuy nhiên tỉ lệ tử vong do cúm A(H1N1) vẫn thấp hơn so với cúm gia cầm A/H5N1 (tỉ lệ tử vong khi nhiễm cúm gia cầm là trên 50%). Các triệu chứng hô hấp báo động bệnh trở nên nặng là: thở nhanh (người lớn trên 30 lần phút), có cảm giác hụt hơi, chóng mặt đột ngột, ngộp thở, tím môi hay đầu chi, lơ mơ.

Khi nào thì nghi ngờ bị nhiễm cúm A(H1N1)?

Những người sống trong vùng có dịch hay đến vùng có dịch cúm A(H1N1) đang lưu hành trong vòng 7 ngày trước khi xuất hiện sốt hay có triệu chứng đau nhức mình, sổ mũi... cần phải được xét nghiệm xem có nhiễm virut cúm A(H1N1) hay không.

Do tình hình cúm trên toàn thế giới diễn tiến rất nhanh nên cần cập nhật danh sách các nước có bệnh cúm H1N1 mới. Lưu ý là thời gian rời từ vùng có dịch chỉ trong 7 ngày và cần đến khám bệnh ở cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn.

Khi nghi ngờ bị mắc bệnh cần làm gì?

Khi nghi ngờ bị cúm, người ốm nên ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác ngoại trừ đi khám bệnh. Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ cho thực hiện xét nghiệm phát hiện cúm A(H1N1). Bệnh nhân sẽ được ngoáy mũi họng, các bệnh phẩm lấy được sẽ chuyển đến các phòng xét nghiệm của các bệnh viện như BV Bệnh Nhiệt đới, Nhi Đồng I và Nhi Đồng II. Những bệnh viện này đều có khả năng thực hiện kỹ thuật PCR tìm ra virut này.

Phòng ngừa

Tăng cường vệ sinh cá nhân:

Rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.

Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh:

Tránh tiếp xúc với người bị bệnh hô hấp cấp tính. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế.

Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp.

Không cho trẻ em dùng chung đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm.

Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh:

Hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt

Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng, khí trời. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước Javel, cồn 70 độ;

Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể.

Điều trị
Hầu hết các trường hợp cúm, bao gồm cả bệnh cúm H1N1, chỉ cần điều trị làm giảm triệu chứng. Nếu bạn mắc bệnh mãn tính đường hô hấp, bác sĩ có thể kê toa thuốc bổ sung để làm giảm viêm, mở đường hô hấp và giúp tiết phổi rõ ràng.
Các loại thuốc kháng virus Oseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza) có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, nhưng virus cúm cũng có thể phát triển kháng. Để phòng tránh việc virus cúm H1N1 phát triển kháng cũng như duy trì nguồn cung cấp của các thuốc này cho những người cần chúng nhất, thuốc chống siêu vi được dành riêng cho người có nguy cơ cao bị biến chứng.
Nhóm nguy cơ cao là những người:
  • Phải nhập viện.
  • Khó thở cùng với các triệu chứng cúm khác.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Người 65 tuổi trở lên.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Trẻ dưới 19 tuổi và đang được điều trị aspirin lâu dài, vì có thể tăng nguy cơ hội chứng Reye.
  • Người bệnh có một số bệnh mãn tính, bao gồm bệnh hen suyễn, khí phế thũng, bệnh tim, tiểu đường, bệnh thần kinh cơ, thận, gan, bệnh máu.
  • Đang ức chế miễn dịch do dùng thuốc hoặc nhiễm HIV.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.