eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Bướu cổ

Bướu cổ là một khối u ở giữa cổ, gần yết hầu (quả táo của Adam), xảy ra do rối loạn tuyến giáp. Rối loạn này xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các nguyên nhân phổ biến của bệnh bướu cổ là: thiếu iốt (đặc biệt là ở các nước đang phát triển), các bệnh tự miễn dịch (như Graves 'Disease hay viêm tuyến giáp Hashimoto) và đa nhân tuyến giáp (bướu cổ multinodular). Nếu nồng độ hormone tuyến giáp trong máu bình thường, những người bướu cổ thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu tuyến giáp quá lớn, bệnh nhân có thể bị khó thở.

TRIỆU CHỨNG

Sưng cổ, khó nuốt, khàn giọng, ho.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm máu tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp, chụp X-quang tuyến giáp và / hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.

ĐIỀU TRỊ

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị cụ thể như thay thế hormone tuyến giáp, thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc kháng giáp, phẫu thuật cắt bỏ và / hoặc cắt bỏ tuyến giáp kết hợp điều trị phóng xạ.

Tổng quan

Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng sản sinh ra các hormon có vai trò giúp điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm. Biểu hiện điển hình của hầu hết các bệnh liên quan tới tuyến giáp là tình trạng xuất hiện một khối u lồi ở vùng cổ, thường được gọi là bướu cổ (hay bướu giáp). Phổ biến nhất là bệnh bướu giáp đơn thuần, chiếm tới 80% trường hợp.

Nguyên nhân
  • Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt iod trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ iod là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ thực chất là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh. Bình thường, cơ thể con người thu nhận một số iod vô cơ vào dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng. Vì một lý do nào đó, tuyến giáp không nhận được đầy đủ hàm lượng iod nên tuyến giáp giảm sản sinh hormon. Do đó, tuyến giáp phải tăng thêm kích thước để sản xuất hormon, tạo thành bướu cổ.
  • Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.
Nguyên nhân bệnh bướu cổ - ảnh 1
  • Do dùng thuốc và thức ăn: do dùng kéo dài một số loại thuốc như: muối lithi (dùng trong chuyên khoa tâm thần), thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa iod như: thuốc cản quang, thuốc trị hen, thấp khớp, chống loạn nhịp, v.v… Do ăn nhiều thức ăn ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, sắn,…
  • Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ. Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa vẫn là bổ sung đầy đủ vi lượng iod cho bữa ăn hàng ngày. Nếu đã có dấu hiệu tuyến giáp to ra, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khác

Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp.

Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.

Bướu cổ có thể chia thành các độ như sau:

  • Độ l: Nhìn kỹ, có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn mới phát hiện được.
  • Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.
  • Độ 3: Bướu quá to.

Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán.

  • Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Bướu làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Bướu trong lồng ngực, Xquang thấy như một u trung thất.
  • Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.
  • Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt bóng nhẵn, về sau có thể to nhỏ, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi. Trường hợp quá to sẽ có hiện tượng chèn ép; nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ; chèn ép thực quản thì nuốt khó; chèn hầu họng thì khàn giọng... Có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.
Phòng ngừa
  • Ăn các thức ăn giàu iod như cá, mắm tôm, nước mắm..., nhất là các thức ăn có nguồn gốc từ biển. Dùng nước sạch, cải thiện điều kiện nhà ở. Trồng cây phủ xanh đồi trọc chống xói mòn đất nhằm giúp giữ các yếu tố vi lượng trong đất, chữa trị kịp thời các bệnh tiêu hóa, dùng thuốc hợp lý...
  • Dùng muối iod là phương pháp phòng bệnh rất tốt. Trộn iodua vào muối ăn theo tỷ lệ 1/20.000-1/40.000, hoặc theo Tổ chức Y tế Thế giới: 20 mg/kg.
  • Ngoài ra, có thể dùng các loại dầu iod đường tiêm hoặc đường uống (lipiodol) theo chỉ định của bác sĩ để phòng bướu cổ đơn thuần.
Điều trị

Khi có chẩn đoán bị bướu cổ, cần được bác sĩ chuyên khoa nội tiết theo dõi và điều trị, đặc biệt cần xác định rõ bướu cổ có kèm theo các triệu chứng cường giáp hay thiểu năng giáp để điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh tuyến giáp đơn thuần thể nhẹ thì dùng thuốc nhưng với trường hợp khi bướu cổ đã to, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bướu cổ điều trị nội khoa thất bại, bướu cổ có chèn ép vào các cơ quan lân cận gây đau đầu, khó thở, khó nuốt... thì nên phẫu thuật.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.