Hầu hết ba mẹ đều biết hậu quả của việc nhiễm giun: Trẻ sẽ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu… Thậm chí, khả năng tử vong là có xảy ra nếu biến chứng nặng. Đau bụng giun là dấu hiệu điển hình đầu tiên giúp ba mẹ nhận biết vấn đề này.
Giun xâm nhập cơ thể trẻ như thế nào và bằng cách nào?
Giun là một loại ký sinh trùng, sống chủ yếu trong đường ruột. Giun kim dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác bằng việc vô tình đưa vật chất vào miệng. Giun móc, giun tròn và sán xâm nhập cơ thể người qua việc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm do phân. Ngoài ra, con người có thể bị nhiễm giun nếu ăn phải thực phẩm nhiễm trứng sán dây hoặc ấu trùng sán như thịt lợn, thịt bò sống...
Các loại giun thường gặp ở trẻ em
- Giun đũa: Sống ký sinh ở ruột non. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất, nước. Trứng giun tiếp tục qua thức ăn, nước uống... vào miệng người, đi vào ruột, nở và phát triển thành giun trưởng thành. Biến chứng của giun đũa là gây tắc ruột, áp xe gan, giun chui tuyến mật.
- Giun kim: Sống ở ruột non, sau đó sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ở rìa hậu môn, gây ngứa hậu môn. Đường lây truyền trứng giun kim từ hậu môn hậu môn vào miệng qua tay, quần áo. Trứng giun kim vào ruột phát triển thành giun trưởng thành.
- Giun móc: Sống ký sinh ở tá tràng, miệng giun bám vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun cái đẻ trứng. Sau đó, trứng theo phân ra ngoài và nở thành ấu trùng. Đường lây nhiễm giun móc là con người đưa ấu trùng giun vào cơ thể qua việc ăn rau sống, tay bẩn đưa lên miệng...
- Giun tóc: Sống ký sinh ở ruột già. Đường lây nhiễm là do ăn phải trứng giun trong thức ăn, nước uống. Trứng giun tóc vào ruột sẽ phát triển thành giun trưởng thành.
Triệu chứng nhiễm giun ở trẻ em
Đau bụng vùng rốn là dấu hiệu đau bụng run điển hình ở trẻ. Khi bị nhiễm giun, trẻ sẽ có một số triệu chứng điển hình sau:
- Đau bụng vùng rốn
- Bụng ỏng
- Gầy yếu
- Trẻ có thể nôn hoặc đi phân có giun
- Khó ngủ, quấy khóc do ngứa hậu môn vào ban đêm
- Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân
- Biếng ăn, khó chịu, thay đổi trong hoạt động hàng ngày
- Bé gái có thể bị mẩn đỏ, ngứa quanh vùng âm đạo
- Biểu hiện thiếu máu, thở khò khè, ho khan
- Biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Xét nghiệm trong phân tìm trứng giun sẽ thấy có trứng giun. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.
Thông qua xét nghiệm máu, có thể phát hiện trẻ có nhiễm giun hay không. Hoạt động này cũng hiệu quả cho cả người lớn.
Nếu có nhu cầu hoặc nghi ngờ nhiễn giun sán, bạn hãy tin tưởng eDoctor để kiểm tra, xét nghiệm và tư vấn về việc điều trị giun sán – ký sinh trùng, bạn nhé!