Người mắc Covid-19 nhẹ có nguy cơ suy tim hoặc đông máu khoảng một năm sau khi khỏi, theo một nghiên cứu mới công bố.
Các chuyên gia so sánh nguy cơ biến chứng tim mạch ở hơn 151.000 cựu chiến binh sống sót sau nhiễm nCoV với 3,6 triệu đồng nghiệp không mắc bệnh. Họ nhận thấy tỷ lệ người nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc biến chứng tim mạch trong 12 tháng đầu khỏi Covid-19 tăng lên, theo kết quả nghiên cứu đăng trên Nature hôm 7/10.
Cụ thể, bệnh nhân Covid-19 không nhập viện có nguy cơ suy tim cao hơn 39%, nguy cơ hình thành cục máu đông (thuyên tắc phổi) tăng 2,2 lần trong năm tiếp theo, so với người không mắc bệnh. Như vậy, thế giới có thể ghi nhận thêm 5,8 ca suy tim và 2,8 ca thuyên tắc phổi trên 1.000 bệnh nhân Covid-19 không nhập viện.
Bệnh tim và đột quỵ vốn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Ziyad Al-Aly, giám đốc trung tâm dịch tễ học lâm sàng tại Hệ thống Y tế St. Louis ở Missouri, người đứng đầu công trình, cho biết: "Hậu quả của Covid-19 rất lớn. Chính phủ và hệ thống y tế phải lường trước thực tế rằng căn bệnh, đặc biệt hội chứng Covid kéo dài, sẽ để lại bóng đen lớn. Tôi lo ngại chúng ta chưa coi trọng vấn đề này".
Nghiên cứu cũng cho thấy người nhập viện vì Covid-19 có tỷ lệ ngừng tim cao gấp 5,8 lần, nguy cơ viêm tim hoặc viêm cơ tim cao gấp 14 lần. Ở bệnh nhân vào khu hồi sức tích cực, các con số cao hơn đáng kể. Gần một trên 7 người mắc một dạng bệnh tim nghiêm trọng trong vòng một năm sau khỏi Covid-19.
Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tổn thương tim mạch ở bệnh nhân Covid-19. Họ phỏng đoán có thể là tổn thương kéo dài vì virus xâm nhập trực tiếp vào tế bào cơ tim và các tế bào lót mạch máu, cục máu đông, chứng viêm dai dẳng.
Dựa trên hậu quả những thảm họa thiên nhiên và đại dịch trước đây, chuyên gia nhận định tác động gián tiếp từ Covid-19 như giãn cách xã hội, kiệt quệ tài chính, thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động thể chất, chấn thương tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch.
Vì thế, đối với người bệnh F0 sau điều trị, F0 không triệu chứng có nhu cầu chủ động theo dõi sức khỏe, cần quan tâm đến chức năng hô hấp và huyết động. Những trường hợp nặng hơn, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ trực tiếp thăm khám và chữa bệnh. Chủ động theo dõi sức khỏe của mình là điều cần thiết.
Nếu bạn ngại phải đến bệnh viện chờ lâu, có thể đăng ký kiểm tra sức khỏe định kỳ tại nhà của eDoctor.
Nguồn: vnexpress.net