Calories được viết tắt là Calo (bắt nguồn từ tiếng pháp calorie), thường được ký hiệu là kal", hoặc "cal".
Trong vật lý, Calo được định nghĩa là số nhiệt lượng cần thiết để đun nóng 1 gram nước lên thêm 1 độ C ở điều kiện bình thường
Trong dinh dưỡng, Calo là đơn vị dùng để đo năng lượng bạn hấp thụ vào từ thức ăn để duy trì hoạt động của cơ thể. Nguồn năng lượng này duy trì hơi thở, não bộ, nhịp tim và các hoạt động khác của cơ thể. Tất cả các loại thức ăn hàng ngày đều chứa một lượng calo nhất định
Chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc tại sao có người gọi là Calo, có người gọi là Kcal rồi đúng không! Trên thực thế: Calo = Kcal. Ở Anh mọi người thường dùng Kcal hơn; ở Việt Nam, Mỹ và một số nước khác thì dùng từ Calo.
Chúng ta đều cần năng lượng để tồn tại, để vận động, để thở và để sống… Dưới góc độ khoa học, việc xác định chính xác lượng calo, năng lượng sẽ biết được chúng ta nên ăn gì là đủ.
Trong thực phẩm Calo là kết hợp của 3 khối lượng: chất béo, carbohydrate, và Protein. Trong phòng thí nghiệm, khi đo lường năng lượng được đốt cháy, người ta xác định rằng:
1g carbohydrate giải phóng 4 calo (kcal)
1g protein giải phóng 4 calo (kcal)
1g chất béo giải phóng 9 calo (kcal)
Nhờ vậy, khi biết trong thực phẩm có chứa hàm lượng protein, chất béo và carbohydrate bạn đã tính được thực phẩm đó có bao nhiêu calo rồi đấy.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nhu cầu dinh dưỡng của một người bình thường (cơ thể khỏe mạnh) thường rơi vào khoảng 2000 calo. Tùy theo giới tính, độ tuổi, trọng lượng cơ thể, việc làm... mà lượng calo, nhu cầu dinh dưỡng cho mỗi người cũng sẽ khác nhau.
Trung bình, nam giới cần khoảng 2.500 Calo 1 ngày.
Trung bình, nữ giới cần khoảng 2.000 Calo 1 ngày.
Người lao động chân tay hoặc vận động viên sẽ cần nhiều calo hơn người làm việc văn phòng hoặc không làm việc. Người lớn tuổi sẽ cần ít calo hơn người trẻ.
Các nhà nghiên cứu đã xác định BMR (Basal Metabolic Rate) - tỉ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể. Đây là lượng calo cần thiết đủ để cơ thể hoạt động và duy trì sự sống.
BMR được tính dựa theo phương trình Harrisedict Benedict được sửa đổi bởi Roza và Shizgal vào năm 1984:
Đối với nam: BMR = 88,362 + (13,397 x N) + (4,799 x C) – (5,677 x T)
Đối với nữ: BMR = 447,593 + (9.247 x N) + (3.098 x C) – (4.330 x T)
N là cân nặng (kg)
C là chiều cao (cm)
T là tuổi của bạn
Theo như bảng tính lượng calo cần thiết cho sự sống ở trên, chắc hẳn các bạn vẫn đang thắc mắc: 1 chén cơm bao nhiêu calo, 1 ổ bánh mì bao nhiêu calo, 1 quả chuối bao nhiêu calo, 1 quả trứng gà bao nhiêu calo, 1 quả táo bao nhiêu calo, v.v….
Dưới dây là bảng thành phần của một vài loại thực phẩm Việt Nam phổ biến:
Theo nguồn: Medical New Today