Có rất nhiều lý do để bạn thường xuyên thức khuya.
Có thể là vì bạn bị sao nhãng vào ban ngày và trở thành cú đêm để hoàn thành công việc, không để trễ deadline.
Hay đơn giản chỉ là bạn cố cày nốt một bộ phim, hóng theo dòng mấy câu chuyện trên mạng không hồi kết, dây dưa nói chuyện với bạn bè,... và đến khi sắp đi ngủ thì chợt nhận ra đã 1, 2 giờ sáng.
Tuy nhiên, dù là bất kỳ lý do gì thì chắc chắn việc thức đêm không hề có lợi cho sức khỏe của bạn, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Trong khi ban ngày bạn vẫn phải tham gia các hoạt động bình thường nhưng đêm đến không có thời gian nghỉ ngơi, điều này sẽ khiến cơ thể suy nhược và giấc ngủ bị rối loạn.
Não bộ thường sẽ ghi nhớ thời gian bạn đi ngủ theo thói quen hằng ngày và tiết ra hormone melatonin ru ngủ cơ thể, nhưng bạn lại “chống lại” quy trình tự nhiên này.
Hơn nữa, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính, … sẽ ngắn hormone này được tiết ra, khiến bạn bỗng dưng tỉnh táo bất thường. Do vậy, ngủ muộn cũng làm rối loạn đồng hồ sinh học trong cơ thể, khiến bạn lờ đờ, uể oải.
Bạn có biết, thức đêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến tính cách, năng lượng do sự phân phối thời gian không hợp lý.
Để đáp ứng việc thức khuya, não sẽ tiết ra hormone cortisol. Loại hormone có khả năng duy trì sự tỉnh táo và khiến bạn thấy mình làm việc hiệu quả một cách bất ngờ. Nhưng thực ra việc sử dụng cortisol khiến bạn ngày càng căng thẳng nặng hơn, bởi vì đây vốn dĩ là hormone gây căng thẳng.
Bạn sẽ trở thành con người cáu kỉnh, khuôn mặt lúc nào cũng có vẻ nhăn nhó, tính cách thất thường, suy nghĩ tiêu cực về bản thân và mọi việc xung quanh.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và những mối quan hệ của bạn.
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thức đêm làm giảm chất trắng trên vỏ não. Và có mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh trầm cảm và mật độ ít đi của chất trắng này.
Trầm cảm do thức đêm khiến bạn khó có thể bắt nhịp với cuộc sống bình thường xung quanh, bị “lệch múi giờ xã hội”.
Trong lúc bạn ngủ, hệ tiêu hoá, bài tiết và bạch huyết trong cơ thể bắt đầu quy trình đào thải độc tố từ 9h tối đến 7h sáng hôm sau.
Và việc thức đêm khiến hệ thống đào thải này không được hoạt động đúng và đủ công suất. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc bạn dễ mắc các căn bệnh về tiêu hoá, dễ ốm do miễn dịch suy giảm. Và biểu hiện dễ thấy nhất là nổi mụn, nhọt, da mặt xấu sau một đêm thức khuya đến sáng.
Thừa cân béo phì là tình trạng phổ biến xảy ra với những người có chế độ sinh hoạt không khoa học. Thức đêm khiến quá trình tiết hormone bị rối loạn, trong đó có hormone tạo cảm giác no là leptin và hormone kích thích vị giác là ghrelin.
Thức đêm khiến ghrelin tăng, tạo cảm giác thèm ăn, đồng thời nồng độ leptin giảm khiến bạn ăn nhiều hơn mức cơ thể cần.
Và chắc chắn rằng lúc này bạn sẽ chỉ muốn ăn những món chế biến sẵn hoặc dễ chế biến, trong đó điển hình nhất chính là mì ăn liền.
Việc ăn uống thiếu khoa học này không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, ung thư đại thực tràng, …
Đối với phụ nữ, thức đêm không chỉ làm mắt lờ đờ, mắt thâm, mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Khi thức khuya, các hormone sinh dục hoạt động cùng hormone kích thích cảm giác buồn ngủ melatonin.
Cụ thể là nếu bạn thức đêm, melatonin giảm, các hormone sinh dục cũng sẽ giảm theo. Điều này kèm với lượng hormone cortisol ở tuyến yên, tuyến thượng thận tăng lên dẫn đến giảm khả năng thụ thai, dễ sảy thai ở những tuần đầu thai kỳ.
Nhưng trong cuộc sống hiện tại, đôi khi chúng ta phải đối diện với quá nhiều áp lực và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải thức khuya để học tập, làm việc.
Bạn vẫn có thể áp dụng một số lời khuyên dưới đây để giảm bớt những tác hại của việc thức khuya.
Hãy ăn đủ chất, đủ bữa vào ban ngày để cơ thể bạn luôn đủ năng lượng cho khối lượng công việc, bài vở chất chồng.
Như đã đề cập ở trên, thức đêm có thể khiến đói bụng, có khi đói đến cồn cào và đưa ra những quyết định ăn uống không khoa học chỉ để lấp đầy cái bụng đang kêu gào.
Và để hạn chế tình trạng này, bạn có thể chuẩn bị sẵn hộp thức ăn lành mạnh trước khi bắt đầu làm việc vào lúc khuya.
Uống cà phê hay trà xanh để tỉnh hơn khi làm việc buổi đêm là một lựa chọn không hề tốt cho sức khỏe của bạn.
Caffeine là chất kích thích tạm thời giúp bạn tràn trề năng lượng xử lý công việc. Tuy nhiên, ngay sau khi chúng hết tác dụng, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, cạn kiệt sức lực và căng thẳng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, đừng bao giờ để mình phụ thuộc vào caffeine nhé!
Hãy cho cơ thể được nghỉ khi cảm thấy mệt mỏi. Một sự thật không thể phủ nhận rằng, bạn sẽ không thể làm việc hiệu quả nếu như cả người đau nhức, đầu óc không tỉnh táo.
Bởi vậy, nếu phải làm việc khuya thường xuyên, bạn cần phải linh hoạt thời gian, cố gắng chợp mắt một xíu trước khi làm. Sau khi kết thúc một ngày, đừng quên thư giãn, bổ sung năng lượng sau đó mới tiếp tục học hoặc làm việc.
Dù là ban ngày hay đêm, bạn luôn cần những khoảng thời gian nghỉ ngơi để xoay khớp, giãn cơ. Và đối với những người phải tiếp tục làm việc đêm khuya sau một ngày dài là điều càn thiết hơn bao giờ hết.
Chỉ cần đứng lên vươn vai, vận động nhẹ nhàng là cơ thể bạn đã tỉnh táo hơn rồi đấy.
Tập thể dục là điều bắt buộc! Bạn nên cân nhắc tập khoảng 20 – 30 phút để cơ thể được vận động, tâm trí được thoải mái.
Bạn sẽ không thể biết được cơ thể mình đang như thế nào nếu không lắng nghe mỗi ngày. Bạn sẽ không đoán trước được những điều xảy ra với cơ thể trong tương lai. Chính vì vậy, đừng quên trân trọng nó nhé!
Nguồn: ncbi.nlm.nih.gov, healthline.com
Liên hệ đến hotline 1900 6115 để được tư vấn hoặc tìm hiểu các gói khám và xét nghiệm của eDoctor tại đây.
Tải ngay ứng dụng eDoctor: https://dl.edoctor.io/taiapp để nhận thông tin sức khỏe mỗi ngày.