Sau một thời gian tạm dừng hoạt động vì tuân thủ chỉ thị phòng chống dịch COVID-19, eDoctor chính thức hoạt động trở lại với dịch vụ khám và xét nghiệm tại nhà, bắt đầu từ ngày 07/10/2021.
Chi tiết như sau:
Khu vực lấy mẫu: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội. Trừ Củ Chi và những khu vực đang phong tỏa, cách ly.
Điều kiện lấy mẫu:
- Khách hàng đã tiêm 2 mũi vaccine (có giấy hoặc trên ứng dụng của Bộ Y tế)
- Khách hàng đã nhiễm và đã khỏi COVID-19 (có giấy xác nhận)
- Khách hàng có giấy test nhanh hoặc PCR COVID có hiệu lực trong vòng 72h từ thời điểm làm xét nghiệm đến thời điểm thực hiện dịch vụ lấy mẫu tại nhà
- Nếu khách hàng không thuộc các nhóm trên thì eDoctor cần test nhanh tại nhà với chi phí là 330.000đ/ khách, khách hàng thứ 2 sẽ là 260.000đ/khách.
Lưu ý: test nhanh chỉ phục vụ cho việc thực hiện lấy mẫu tại nhà, không có giá trị tại các cơ sở khác.
Tất cả nhân viên lẫy mẫu đều đã được tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 trên 14 ngày và trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình làm việc.
Vui lòng gọi hotline 1900 6115 để được tư vấn thêm về dịch vụ cũng như các gói kiểm tra sức khỏe của eDoctor.
Dù bạn đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2 hay đã được tiêm vắc xin phòng bệnh, thì việc kiểm tra sức khỏe sau dịch vẫn rất cần thiết. Vì bệnh có thể tái nhiễm và tiêm vắc xin cũng không loại bỏ được 100% nguy cơ mắc bệnh. Hơn nữa, bệnh nhân đã được điều trị khỏi COVID-19 vẫn có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe khác trong tương lai và cần được chăm sóc sức khỏe nhiều hơn.
Ngoài ra, để thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16+, việc mua thức ăn cũng như sinh hoạt thường ngày sẽ có nhiều thay đổi khiến cơ thể không kịp phản ứng cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Vì thế việc kiểm tra sức khỏe sau dịch COVID-19 là điều cần thiết và giúp bạn bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Một vấn đề cũng khá quan trọng là một số bệnh nhân mắc COVID-19 có thể khỏi bệnh hoàn toàn sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, họ vẫn cần thêm thời gian nghỉ ngơi để cơ thể được hồi phục hoàn toàn. Đối với một số người bệnh ở thể nặng đã gặp phải những biến chứng nghiêm trọng hay từng trải qua cơn nguy kịch thì trong cơ thể họ vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong tương lai.
Virus SARS-CoV-2 chủ yếu gây ra những tổn thương ở phổi nhưng nó cũng có thể làm ảnh hưởng lâu dài đến những cơ quan khác như não, tim, gan, thận cũng như hệ thống mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Một số trường hợp bệnh nhân ở thể nặng có những triệu chứng nghiêm trọng và đã phải trải qua những biện pháp chăm sóc tích cực, họ vẫn có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe như tình trạng suy nhược cơ thể, khó tập trung, rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
Thay đổi thói quen, thức khuya hay ngủ ít trong mùa dịch là điều dễ xảy ra, vì thế có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp… Thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.
Bên cạnh đó, hình thành thói quen xấu “ 1 ngày 2 bữa”, bạn luôn gộp bữa sáng với bữa trưa làm một, điều này sẽ gây cảm giác đói cồn cào, tụt huyết áp, người nôn nao, lâu dài sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa như đau dạ dày. Dạ dày luôn co bóp, dịch vị thì tiết ra nhưng lại không có gì để tiêu hóa, lâu dần sẽ viêm loét dạ dày, dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Vì thế mà bạn cần phải đi kiểm tra sức khỏe ngay sau giãn cách để tầm soát bệnh sớm nhất.
PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Phó Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai; Trưởng Bộ môn Tâm thần - Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã gây nhiều khó chịu, lo lắng cho con người – đó chính là stress. Stress cũng có mức độ khác nhau, khi nhẹ con người có thể đối phó được nhưng trường hợp nặng là stress mạnh, sốc có thể gây hậu quả lớn.
Khoa học chia ra làm 3 loại: Rối loạn do stress gây ra phản ứng stress cấp, thứ hai là rối loạn stress sau sang chấn, thứ ba gọi là rối loạn sự thích ứng. Các rối loạn liên quan đến stress là kết hợp giữa stress và nhân cách của cá nhân (lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ…) gây ra các hậu quả như vấn đề về trí nhớ, tim mạch, tiêu hóa, vận động… Rối loạn stress sau sang chấn biểu hiện bằng sang chấn cấp, mạnh gây ra biểu hiện của cơ thể như sợ sệt, né tránh, mất ngủ, rối loạn trí nhớ… Điều này có thể gây hậu quả trước mắt và lâu dài cho con người.
“Tôi cho rằng đại dịch lần này gây stress nặng và sốc vì nó ảnh hưởng đến 2 vấn đề, đó là đe dọa đến tính mạng từng cá nhân trong cộng đồng; thứ 2 là môi trường bình thường đã có stress, nhưng khi dịch bệnh đến chúng ta có nhiều biện pháp phòng bệnh như cách ly xã hội, trẻ không đến trường... khi đó có nghĩa là chúng ta thay đổi môi trường sống, dễ gây xáo trộn, stress. Song rõ ràng, ở mỗi cá nhân thì mức độ stress khác nhau. Những vùng tâm dịch có số người chết lớn khiến cho tình trạng stress cao hơn so với những nơi không có tử vong, người dân được bảo vệ thì sự căng thẳng ít hơn” – PGS. Tuấn nói.
Một số nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược như thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, huyết áp thấp...
Ngoài ra, việc ăn uống cũng ảnh hưởng không kém có thể do kén ăn hoặc không thể mua đa dạng thực phẩm trong mùa dịch vì lệnh giãn cách mà dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng gây ra suy nhược cơ thể khiến thường xuyên mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều làm mạch máu bị co lại, gây áp lực cho tim làm tăng huyết áp, nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim mạch.
Nguồn: eDoctor Tổng hợp