Sau Tết Nguyên đán, nhiều vấn đề đạt được nguyện vọng của hầu hết mọi người (tinh thần, vật chất…) nhưng có không ít phiền toái xuất hiện (kẹt tàu xe, tai nạn giao thông, bệnh tật…), đặc biệt có một số bất lợi cho sức khỏe (bệnh xuất hiện, bệnh tái phát, tăng cân…). Nên làm gì để giải quyết sự bất lợi đó?
Sau Tết, do ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất, ăn với số lượng lớn hơn bình thường, ăn nhiều bữa, uống nhiều rượu, bia, nước ngọt đều là các tác nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy…). Đặc biệt, khi ăn các loại thức ăn để qua đêm hoặc để quá 6 giờ đồng hồ (với quãng thời gian này, nếu thức ăn bị nhiễm vi sinh vật, chúng sẽ phát triển nhanh chóng). Lúc này, bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, có thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày làm mất nước, chất điện giải rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến trụy tim mạch. Nếu thức ăn, đồ uống nhiễm một số loại vi khuẩn gây bệnh có độc lực mạnh như tụ cầu vàng (S. aureus), trực khuẩn ngộ độc thịt (C. botulinum), tình trạng bệnh sẽ rất nặng.
Đối lập với bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, bệnh táo bón cũng thường xuất hiện sau dịp Tết Nguyên đán. Nguyên nhân chủ yếu là trong những ngày vui xuân đón Tết, trong các bữa tiệc thường dồi dào protid (đạm) và lipid (mỡ), trong khi đó rất ít rau (xào, luộc…) làm cho thiếu chất xơ trầm trọng, thêm vào đó là lạm dụng uống cà phê và uống các loại nước giải khát có gas càng làm cho cơ thể thiếu nước gây táo bón. Thêm vào đó, trong những ngày Tết ít vận động cơ thể càng làm cho hiện tượng táo bón dễ xảy ra, thậm chí táo bón kéo dài trong nhiều ngày sau Tết. Trong khi đó, táo bón sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bên cạnh rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, do thời tiết không ổn định, mặc không đủ ấm, đi dạo chơi ngoài trời lạnh, khói, bụi, dị ứng mùi lạ làm cho một số người, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi, bị viêm họng, mũi, cảm lạnh hoặc mắc bệnh cúm gây ho sổ mũi, hắt hơi, sốt và có thể gây biến chứng viêm phế quản phổi cấp tính, thậm chí phải nhập viện. Theo khảo sát tại các cơ sở y tế, trước Tết Nguyên đán, bệnh viêm đường hô hấp cấp tính chỉ chiếm 5% nhưng sau Tết, các bệnh này đã tăng lên 13%.
Đó là bệnh về dạ dày-tá tràng. Trong dịp Tết, một số người có tiền sử về bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, do uống rượu, bia, nước giải khát có gas, ăn các chất gia vị kích thích mạnh hoặc ăn quá nóng, quá nguội lạnh, bệnh có thể tái phát. Mỗi khi bệnh viêm loét dạ dày-hành tá tràng xuất hiện sẽ gây đau bụng, đôi khi đau dữ dội, quằn quại, buồn nôn, nôn, nhất là về đêm làm cho người bệnh ăn không tiêu, mất ngủ, người gầy xanh rõ rệt. Một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, sau Tết Nguyên đán có nguy cơ gia tăng mức độ của bệnh do một số người xem thường hoặc quên kiêng khem (uống rượu, bia, ăn nhiều xôi, bánh chưng, bánh tét, uống nước ngọt, ăn nhiều thịt, mỡ…), không uống thuốc theo chỉ định, thậm chí một số người không chuẩn bị đầy đủ thuốc để đến khi bệnh gia tăng (huyết áp tăng, đường huyết vượt quá mức cho phép…) không có thuốc để dùng.
Hiện tượng tăng cân tuy không phải là bệnh nhưng về lâu dài hoặc với một số bệnh tăng cân đột xuất, nhất là sau Tết Nguyên đán do ăn nhiều chất đạm, mỡ (nhiều món chiên xào, thịt kho nhiều dầu mỡ, các loại giò, thịt nấu đông…), uống nhiều bia làm tăng cân đột xuất sẽ bất lợi cho sức khỏe. Tăng cân nếu kéo dài, trước hết là có nguy cơ làm tăng mỡ máu, nhất là loại mỡ máu xấu (cholessterol xấu), từ đó dần dần làm xơ vữa động mạch, hậu quả dẫn đến là tắc mạch, đột quỵ (hàng năm có khoảng 20.000 người Việt tăng mỡ máu bị đột quỵ). Ngoài ra, tăng cân còn làm ảnh hưởng đến các khớp gây thoái hóa khớp hoặc thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp nhanh hơn, trầm trọng hơn.
Theo thống kê của các bệnh viện lớn ở nước ta, sau Tết Nguyên đán, bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não (đột quỵ) thường tăng cao. Bên cạnh đó, đường huyết tăng đột biến ở người mắc bệnh đái tháo đường cũng là một vấn đề bất cập cho sức khỏe do ăn uống không kiêng khem đúng mức và không tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết một cách nghiêm túc.
Gan nhiễm mỡ là một bệnh thường gặp ở người béo phì, có thói quen ăn nhiều thịt mỡ, lòng động vật, thực phẩm chiên xào… làm cho mỡ máu luôn tăng cao, đặc biệt là triglycerit. Khi triglycerit máu tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ. Vào dịp Tết, do ăn uống không kiêng khem đúng mức sẽ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ càng nặng hơn. Hậu quả của gan nhiễm mỡ kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan.
Sau Tết Nguyên đán, nếu thấy cơ thể bất thường (tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu, đau bụng, viêm đường hô hấp, huyết áp tăng cao, tăng cân…), cần đến bệnh viện để được khám bệnh và kịp thời điều trị. Những người bị bệnh mạn tính cần quay lại với những tư vấn của bác sĩ đã từng khám bệnh cho mình trước đó để dùng thuốc đúng, đủ liều, vận động cơ thể và ăn uống hợp lý.
- Phát hiện tình trạng bệnh, phòng bị và chữa trị kịp thời giúp giảm được các chi phí y tế, chi phí rũi ro khi bệnh đột phát trong lúc làm việc.
- Thu hút được nhân sự, bởi việc chăm lo sức khỏe cho cán bộ, nhân viên chính là cách để doanh nghiệp thể hiện sự tôn trọng với người lao động. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp cùng đề xuất một mức lương chung thì chắc chắn người lao động sẽ chọn doanh nghiệp biết quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên.
- Gia tăng đoàn kết, tạo sự gắn bó giữa doanh nghiệp và nhân viên. Lãnh đạo công ty hay chủ doanh nghiệp biết được tình hình sức khỏe nhân viên để có sự điều chỉnh công việc phù hợp. Khám sức khỏe doanh nghiệp chính là chiếc cầu nối để mọi người thông cảm và chia sẻ cho nhau.
- Bảo vệ sức khỏe nhân viên cũng là bảo vệ nguồn nhân lực của công ty, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
- Nâng cao năng suất làm việc, giảm tai nạn lao động cũng như các bệnh nghề nghiệp.
- Tìm ra được các bệnh lý ở giai đoạn mới khởi phát, nhất là những bệnh nguy hiểm đang dần phổ biến hiện nay như: tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, ung thư,...
- Đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian chữa bệnh và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
- Loại bỏ các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh, hướng dẫn cách phòng bệnh an toàn.
- Được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc để điều chỉnh lối sống nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.
Khám sức khoẻ 6 tháng/1 lần là thời gian cần thiết để mỗi người kiểm tra sức khỏe nhằm phát hiện kịp thời các vấn đề của cơ thể và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giảm thiểu tối đa những biến chứng của bệnh có khả năng đe dọa đến cuộc sống của bạn.
Tuy nhiên, theo như tổ chức Y tế thế giới, khoảng thời gian ấn định kiểm tra sức khoẻ định kỳ còn tùy thuộc vào lứa tuổi, tiền sử cá nhân và gia đình của mỗi người.
- Đối tượng trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi nên làm các xét nghiệm kiểm tra bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao như: Các bệnh lây qua đường tình dục, vấn đề liên quan đến sinh sản, khám tiền hôn nhân, viêm gan B và viêm gan C…
- Đối tượng trong độ tuổi từ 30 - 40 tuổi nên khám tầm soát các bệnh như tim mạch, rối loạn lipid máu, tiểu đường, gout, ung thư phụ khoa,...
- Đối tượng trong độ tuổi trung niên nên khám tầm soát các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, xương khớp, ung thư (dạ dày, đại tràng, vòm họng, phổi, tuyến tuyền liệt)...
Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao; như gia đình có tiền sử bị tim mạch, tiểu đường, ung thư, người có lối sống không lành mạnh (nghiện rượu bia, thuốc lá, ăn nhiều chất béo, ít vận động),... nên thăm khám thường xuyên để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
Đừng lo, kiểm tra sức khỏe tại nhà đơn giản với eDoctor:
✅ Không cần chờ đợi, xếp hàng tại bệnh viện
✅ Tiết kiệm >70% thời gian và chi phí
✅ Nhận kết quả xét nghiệm ngay trên ứng dụng eDoctor
✅ Kết nối, nhận tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ hàng đầu Việt Nam
>> ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY <<
Nguồn: suckhoedoisong.vn, vigorhealth.com.vn