Bạn có còn nhớ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mình bắt đầu ngày nào và kéo dài bao lâu không? Nếu không, đã đến lúc bạn cần chú ý rồi. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp bạn theo dõi được sức khoẻ sinh sản của mình. Biết được thời gian rụng trứng và nhận biết được những thay đổi quan trọng – như trễ kinh hay một chu kì bất thường. Dù chu kỳ kinh nguyệt bất thường không phải lúc nào cũng nghiêm trọng. Nhưng đôi khi đó chính là báo hiệu cho một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và thời kỳ mãn kinh. Đèn đỏ là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh giữa tuổi dậy thì và ở cuối tuổi sinh sản.
Kinh nguyệt cũng là dấu hiệu báo phụ nữ không có thai. Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (có đôi khi là hai trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hóa. sau khi phóng noãn, nội mạc tử cung thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ.
Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và một chu kỳ kinh mới bắt đầu. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường dài khoảng 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 25-35 ngày.
Độ dài trung bình của chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày tuy nhiên trên thực tế, độ dài chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ có thể dao động trong khoảng từ 23 đến 32 ngày. Tất cả những người phụ nữ có độ dài trong khoảng thời gian này đều có thể được coi là bình thường.
Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt (được đánh dấu bằng sự chảy máu âm đạo) được coi là ngày bắt đầu của một chu kỳ. Đa số phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn, nghĩa là mỗi chu kỳ của họ đều kéo dài trong một khoảng thời gian tương đương như nhau.
Một số phụ nữ có thể có độ dài mỗi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, điều này cũng hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu độ dài chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ kéo dài hơn một tuần trong nhiều tháng hoặc nếu bị mất kinh, họ cần tìm đến các chuyên gia sức khỏe sinh sản để nhận được sự hỗ trợ.
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo thường là 28- 30 ngày. Một chu kỳ ngắn lập lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32- 35 ngày cũng được coi là bình thường.
Độ dài một chu kỳ thường 3- 5 ngày , kéo dài từ 2-7 ngày cũng có thể chấp nhận được. Có kinh nguyệt quá 7- 10 ngày cũng được gọi là bình thường nếu như lượng máu kinh rất ít.
Có thể có sự thay đổi nhẹ giữa các chu kỳ được xem là bình thường. Ví dụ nếu chu kỳ kinh tháng trước của bạn là 28 ngày và chu kỳ sau lập lại là 30 ngày, điều này cũng nằm trong phạm vi bình thường. Đôi khi do căng thẳng hay bệnh tật, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có thể bị trì hoãn và bạn không cần phải lo lắng khi lỡ một chu kỳ. Nhưng bạn cần gặp bác sĩ nếu thường xuyên gặp chu kỳ rối loạn trên 40 ngày hoặc dài ngày hơn nữa mà không mang thai.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt trung bình được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kỳ đến khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo là 28 ngày
Hội chứng tiền kinh nguyệt (premeantrual symdrome – PMS) thường xảy ra khoảng 1 tuần trước hành kinh. Các triệu chứng có thể là cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng, cảm giác phù nề, nổi mụn và mệt mỏi. Những triệu chứng này thường nhẹ, và không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động thường ngày của bạn. Cũng có nhiều phụ nữ cảm thấy hơi căng tức ngực trước và trong chu kì, do ảnh hưởng của hormones.
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Đau nặng bụng, tiêu chảy, tâm trạng thất thường, đau đầu, nổi mụn
Thông thường, những ngày hành kinh kéo dài từ 2 đến 7 ngày.
Tính chất chảy máu trong những ngày hành kinh có thể khác nhau. Lượng máu kinh thường tăng dần sau đó nhiều vào những ngày đầu và ít dần vào những ngày cuối. Màu máu cũng thay đổi cùng với lượng máu và thường có màu đỏ tươi hay đỏ sậm ở những ngày đầu. Sau đó màu nâu sẽ sậm hơn vào những ngày tiếp theo khi máu chảy ít lại. Tử cung sẽ tống xuất máu, chất nhầy và tế bào niêm mạc nên có thể có vài cục máu đông nhỏ.
Có vài thay đổi về mùi trong những ngày hành kinh. Nhưng thường rất nhẹ và không ảnh hưởng gì nhiều. Mùi có thể khó chịu hơn nếu bạn không thường xuyên thay băng vệ sinh hay tampon.
Bạn có thể cảm thấy đau bụng hoặc đau lưng nhẹ, hay cảm giác nặng vùng bụng dưới. Cảm giác đau thường nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày và sẽ hết khi bạn hết kinh.
Ở đa số phụ nữ, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào 2 tuần trước khi chu kì tiếp theo. Có thể có đau bụng nhẹ hoặc thấy xuất huyết điểm (chảy máu rất nhẹ, chỉ thấy một hay vài chấm máu màu đỏ sẫm hoặc màu nâu ở đồ lót). Những ngày này, nếu để ý kĩ, bạn sẽ thấy nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ. Đây là sự thay đổi bình thường do ảnh hưởng của hormones. Nếu cơn đau nhiều hay những dấu hiệu này kéo dài hơn 3 ngày, đây là lúc cần gặp bác sĩ.
Kinh nguyệt của mỗi người rất khác nhau. Ở người này thời gian ra kinh chỉ kéo dài hai đến ba ngày, nhưng ở người khác có thể kéo dài bảy, tám ngày hoặc nhiều hơn. Khi gặp tình trạng bất thường , nữ giới cần tới cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện nguyên nhân để có biện pháp điều trị kịp thời.
Hiện tượng rong kinh khi kinh nhiều và ra quá trên 7 ngày , có tính chu kỳ được cho là bất thường.
Rong huyết cũng là tình trạng ra máu kéo dài trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ. Rong kinh nếu kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh- rong huyết. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy khi có triệu chứng, phụ nữ cần đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Cường kinh là tình trạng lượng máu kinh vừa ra nhiều vừa kéo dài nhiều ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ vì gây mất nhiều máu.
Thiểu kinh là tình trạng số lượng máu kinh ra ít và không kéo dài, thường ra kinh 1-2 ngày
Nếu có hiện tượng trên thì bạn hãy tham vấn bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục nha! Trao đổi với bác sĩ trên ứng dụng eDoctor tại https://edr.vn/fb-taiapp
Để nhận biết như thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường, hãy theo dõi và đánh dấu lại những ngày hành kinh trên lịch của bạn. Nếu bạn quan tâm hơn về chu kì của bạn, hãy làm theo các bước dưới đây:
Bước 1: Tải ứng dụng eDoctor và đăng ký tài khoản tại: https://edr.vn/fb-taiapp
Bước 2: Chọn “Lịch nhắc”-> “Tạo lịch nhắc” -> chọn “Đặt lịch nhắc chu kỳ”
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin: Ngày hành kinh, giờ báo, chọn lặp lại hàng tháng và thêm ghi chú nếu có -> chọn “Đặt lịch nhắc”. Vậy là xong
Nguồn: vinmec.com