Cơ thể bị lạnh vì nhiệt độ ngoài trời giảm xuống thấp, không khí ẩm hoặc vì phải ngồi máy lạnh ở nhiệt độ thấp trong nhiều giờ là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy lạnh cả ngày hoặc khả năng chịu lạnh của bạn kém thì có thể bạn đang gặp phải những tinh trạng dưới đây.
Trọng lượng cơ thể thấp (chỉ số BMI dao động trong khoảng 18,5 trở xuống) có thể khiến bạn cảm thấy lạnh. Khi thiếu cân, lớp mỡ bên ngoài sẽ không đủ để giữ nhiệt cho cơ thể.
Hơn nữa, mặc dù cơ thể đang rất gầy nhưng nhiều người vẫn cắt giảm lượng thức ăn trong khaair phần mỗi ngày để giảm cân. Việc này dẫn đến cơ thể không đủ calo và quá trình trao đổi chất bị ngăn cản, do đó không tạo đủ nhiệt. Bạn nên cân nhắc đến việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều protein, chất béo và carbohydrate phức tạp.
Luôn cảm thấy lạnh là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn hormone tuyến giáp hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp. Một số biểu hiện khác của tình trạng này là tóc mỏng, da khô và thường xuyên mệt mỏi.
Nếu bạn nghi ngờ có vấn đề về tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành chẩn đoán bằng xét nghiệm máu và có phương pháp điều trị phù hợp.
Nồng độ sắt thấp là một trong những lý do phổ biến gây ra cảm giác lạnh. Sắt là một khoáng chất quan trọng giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể, vận chuyển các chất dinh dưỡng khác đến các tế bào và giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Nếu không có đủ sắt, các tế bào hồng cầu không thể thực hiện hiệu quả công việc của chúng, dẫn đến bạn sẽ bị lạnh.
Không chỉ vậy, sắt cũng rất quan trọng vì nếu rơi vào tình trạng thiếu hụt có thể làm cho tuyến giáp hoạt động kém và bị đông cứng hơn. Cách tốt nhất để tăng lượng sắt là bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa sắt như thịt, trứng, rau bina, hải sản ...
Nếu bàn tay, bàn chân của bạn luôn lạnh, nhưng phần còn lại của cơ thể lại bình thường, thì có thể bạn đang gặp vấn đề về lưu thông, tuần hoàn máu. Tiến sĩ Margarita Rohr, bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế NYU Langone ở thành phố New York giải thích rằng đó là dấu hiệu cho thấy tim không bơm máu hiệu quả hoặc tắc nghẽn động mạch ngăn máu đến ngón tay và ngón chân.
Thiếu ngủ có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh, làm giảm hoạt động ở vùng dưới đồi, vùng não điều khiển nhiệt độ cơ thể khiến bạn cảm thấy luôn bị lạnh. Nghiên cứu tại Mỹ cho biết, để đáp ứng với căng thẳng do thiếu ngủ, một khu vực ở não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ có xu hướng giảm xuống nên gây ra những cơn ớn lạnh liên tục.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được xuất bản trên Tạp chí Sinh lý học Ứng dụng châu Âu cho thấy có sự sụt giảm nhiệt độ cơ thể ở những người bị thiếu ngủ. Sự trao đổi chất có thể là một nguyên nhân do mệt mỏi sau một đêm mất ngủ khiến quá trình trao đổi diễn ra với tốc độ chậm chạp, từ đó khiến việc sản xuất nhiệt ít đi và lưu thông máu chậm hơn.
Có tới 60% cơ thể người trưởng thành là nước, và nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn được cung cấp đủ, nước sẽ giữ nhiệt và giải phóng từ từ, giữ cho nhiệt độ cơ thể ở mức thoải mái, ổn định.
Không chỉ vậy, nước cũng làm ấm cơ thể theo cách khác, đó là góp phần vào quá trình trao đổi chất, thiếu nước khiến sự chuyển hóa chậm nên sản sinh nhiệt lượng ít hơn. Một người trưởng thành luôn được khuyến nghị cung cấp tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên xem xét uống nước theo nhu cầu cơ thể, uống nhiều hơn trước và sau khi tập luyện.
Đây là một loại vitamin chứa nhiều trong các sản phẩm động vật, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa cảm giác ớn lạnh.
Cơ thể cần vitamin B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu, mang oxy đến từng tế bào, bộ phận. Không cung cấp đủ vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp, khiến bạn luôn cảm thấy lạnh.
Thiếu vitamin B12 là do chế độ ăn uống không phù hợp. Bạn nên cố gắng bổ sung nhiều thịt nạc, cá và sữa trong mỗi bữa ăn.
Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thần kinh ngoại biên. Đó là lý do khiến cho khả năng tuần hoàn máu kém và khiến bạn cảm thấy lạnh, tê buốt ở bàn tay, bàn chân.
Nguồn: foxnews.com