Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và thế giới. Tỷ lệ mắc phải là 35% người trưởng thành, với 50% người đã nghỉ hưu. Không chỉ vậy, 77.6% bệnh nhân không biết mình bị bệnh. Bệnh lý thường xảy ra ở phần chi dưới (chân) vì đây là bộ phận chịu áp lực nhất trên cơ thể. Song mức độ của bệnh sẽ diễn biến tùy theo lối sinh hoạt và cơ địa của mỗi người.
Đây là tình trạng những van tĩnh mạch bị suy yếu không còn đảm bảo chức năng. Từ đó dẫn đến suy giảm sự dịch chuyển của máu từ chân về tim. Máu không được lưu thông tốt sẽ dễ bị đọng lại, hình thành ổ viêm do máu không được lọc. Tĩnh mạch không còn đàn hồi, dễ bị trương do áp lực máu. Vì vậy ở giai đoạn nặng thì tĩnh mạch sẽ nổi gồ ghề lên dưới da, viêm loét.
Phân mức độ bệnh
Độ 1:
Phù
Giãn tĩnh mạch
Nổi gân xanh mạng nhện
Cảm giác nặng chân/đau
Vọp bẻ, lạnh chân ban đêm
Độ 2: Sạm da
Độ 3: Loét
Trường hợp xấu nhất, bệnh có thể gây tắc nghẽn mạch máu do máu đông hoặc đột quỵ. Nhưng nếu nhận biết biểu hiện sớm, thăm khám và dùng các biện pháp điều trị thì sẽ giảm biến chứng.
Đối tượng dễ suy giãn tĩnh mạch
Đôi chân là bộ phận chịu nhiều áp lực nhất trên cơ thể, đảm bảo khả năng đi lại – hoạt động căn bản của con người. Những bệnh lý ở chân khiến người bệnh kém năng động, mất tự tin. Các đối tượng có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới:
Thường gặp ở nữ giới mắc cao gấp 3 lần nam giới vì phải mang thai, sinh nở nhiều lần
Những người có công việc phải đứng hoặc ngồi nhiều như: thợ cắt tóc; nhân viên văn phòng; nội trợ; thợ may…
Người béo phì, lao động nặng trong môi trường ẩm thấp
Những người có chế độ ăn nhiều chất bột đường ít rau xanh và chất xơ
Người lớn tuổi khi cơ thể bị lão hóa
Người có người nhà mắc suy giãn tĩnh mạch hoặc trĩ (di truyền)
Như vậy, hầu hết chúng ta đều sẽ dễ gặp suy giãn tĩnh mạch. Nhận biết sớm và can thiệp điều trị sẽ giúp việc “sống chung với bệnh” trở nên nhẹ nhàng hơn. Những biểu hiện ban đầu (tức suy giãn tĩnh mạch độ 1) dễ bị bỏ qua. Đặc biệt là nhân viên văn phòng, sẽ thường có cảm giác nặng, phù chân về chiều, chuột rút, lạnh chân…
Vì giới văn phòng phải ngồi liên tục 8 tiếng mỗi ngày, ít có cơ hội được vận động. Ngoài ra, nhân viên văn phòng còn dễ mắc bệnh béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, không tiếp xúc ánh sáng mặt trời…càng tăng thêm nguy cơ.
Biện pháp hỗ trợ điều trị
Để phòng ngừa sớm bệnh lý này, mỗi người cần có chế độ ăn uống lành mạnh nhiều rau củ quả, ăn hợp lý đạm động vật, bột đường và dầu mỡ. Vận động thường xuyên sẽ giúp trái tim khỏe, cơ thể săn chắc, từ đó tuần hoàn tốt. Song nếu đã phát hiện dấu hiệu mắc, bệnh nhân cần thăm khám để được điều trị bằng thuốc tây hoặc can thiệp ngoại khoa (đặt van giả hỗ trợ lưu thông máu).
Với các triệu chứng ban đầu, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm/dụng cụ ngoài da như: kem thoa hoặc vớ chống giãn tĩnh mạch. Vớ giãn tĩnh mạch có tác dụng nâng đỡ, tạo áp lực giả đẩy máy tuần hoàn. Song vớ này lại khá dày, bó chặt kém thẩm mỹ và gây khó chịu.
Nguồn: Tổng hợp