Bạn có biết, hằng ngày có rất nhiều tinh thể hình thành trong nước tiểu, ngay cả khi bạn không bị sỏi thận. Đó là bởi vì, nước tiểu chứa bên trong thận có chứa các chất làm tăng khả năng tạo sỏi, bao gồm canxi, oxalat, natri, phốt pho và axit uric (và cả cystine, trong trường hợp những người mắc chứng rối loạn di truyền được gọi là chứng cystin niệu).
Các hợp chất làm tăng nguy cơ tạo sỏi này đến từ máu và ở lại trong nước tiểu qua quá trình thận lọc máu. Một lượng nhất định các thành phần trong nước tiểu này sẽ được thận tái hấp thu (đưa trở lại tuần hoàn máu), phần còn lại sẽ bị loại bỏ dưới dạng chất thải.
Tuy nhiên, ngoài các chất tạo sỏi này, nước tiểu thông thường cũng chứa protein và các hợp chất khác có khả năng ức chế sự hình thành của tinh thể, chẳng hạn như citrate, magiê, pyrophosphate, phytate, protein và các phân tử khác có nguồn gốc từ quá trình trao đổi chất bình thường, được gọi chung là đại phân tử tiết niệu. Những chất ức chế này giúp loại bỏ các tinh thể trước khi bị gắn vào thận và phát triển thành sỏi lớn hơn.
Các tinh thể nhỏ sẽ phát triển thành tình trạng sỏi thận nếu gặp phải những trường hợp như sau:
Trong những trường hợp bình thường, nhờ sự cân bằng chất tăng khả năng tạo sỏi và chất ức chế sỏi, dẫn đến việc đào thải các tinh thể nhỏ ra khỏi thận một cách dễ dàng. Tuy nhiên, sự cân bằng này không có ở tất cả mọi người, có thể là do di truyền, lối sống hoặc các yếu tố khác, dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Do đó, nếu các tinh thể có kích thước rất nhỏ hoặc nước tiểu đủ loãng để tránh tình trạng quá bão hòa, các tinh thể sẽ theo nước tiểu qua niệu quản và bàng quang mà không bị gây ra vấn đề gì.
Biết loại sỏi thận mắc phải giúp xác định nguyên nhân và giảm nguy cơ mắc thêm sỏi thận. Hiện tại, có các loại sỏi thận như sau:
Hầu hết sỏi thận là sỏi canxi và thường ở dạng canxi oxalat. Oxalat là một chất được tạo ra hàng ngày bởi gan hoặc được hấp thụ từ chế độ ăn uống. Một số loại trái cây, rau quả và các loại hạt, sô cô la là những thực phẩm có hàm lượng oxalat cao.
Các yếu tố về chế độ ăn uống, liều lượng cao vitamin D, phẫu thuật nối ruột và một số bệnh liên quan rối loạn chuyển hóa có thể làm tăng nồng độ canxi hoặc oxalat trong nước tiểu.
Sỏi canxi cũng có thể xảy ra dưới dạng canxi photphat. Loại sỏi này thường gặp hơn trong các tình trạng chuyển hóa. Hoặc có thể xảy ra do một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu hoặc co giật, chẳng hạn như topiramate (Topamax, Trokendi XR, Qudexy XR).
Sỏi struvite hình thành do nhiễm trùng đường tiết niệu. Dạng sỏi này có thể phát triển nhanh chóng và có kích thước khá lớn. Tuy nhiên, sỏi struvite có ít triệu chứng để nhận biết.
Sỏi axit uric có thể hình thành ở những người mất quá nhiều chất lỏng do tiêu chảy mãn tính hoặc kém hấp thu, những người ăn chế độ ăn giàu protein và những người mắc bệnh tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa. Một số yếu tố di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi axit uric.
Những viên sỏi này hình thành ở những người mắc chứng rối loạn di truyền, được gọi là cystinuria, khiến thận bài tiết quá nhiều một loại axit amin nhất định.
Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp thận và gan lọc những chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.
Nước chanh giúp nâng cao mức citrate, giúp hòa tan các chất gây sỏi thận trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.
Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết.
Oxalat là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt là những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.
Nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.
Nguồn: uwhealth.org