Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng thường gặp khi ăn thực phẩm có vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có hại trong đó.
Các triệu chứng có thể bắt đầu vài giờ, vài ngày sau khi ăn uống, bao gồm:
Trong rau quả, ngũ cốc, hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa: Vi khuẩn Bacilus cereus, Campylobacter fetus hoặc yersinia enterocolitica.
Trong nguồn nước không sạch: Vi khuẩn E.coli, các loài Shigella, Salmonella enteritis, Y. enterocolitica, C.fetus, hoặc Vibrio cholera.
Trong các loại thịt và trứng, đặc biệt là thịt đã qua quá trình xử lý, nấu không kỹ, bảo quản lạnh không đầy đủ hoặc vận chuyển không đúng: Các tụ cầu, C.perfringens, B.cereus, các Salmonella và Campylobacter jejuni.
Một số virus có thể kể đến bao gồm: Norwalk, Rotavirus, Adenovirus đường ruột, Calcivirus.
Ngộ độc có thể do ăn phải thực phẩm bị nhiễm ký sinh trùng như rau quả sống, nước lã, thức ăn bị nhiễm phân có kén amip hoặc ấu trùng.
Các hóa chất bao gồm: Các chất phụ gia, chất bảo quản, chất điều vị, chất ngọt tổng hợp, chất màu tổng hợp.
Bạn có thể sẽ không bị ngộ độc thực phẩm khi tiếp xúc với một trong những sinh vật này. Tuy nhiên, người lớn tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm có nhiều nguy cơ bị bệnh.
Trước tiên, phải hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể bằng cách ngừng ngay ăn uống và khẩn trương loại bỏ, tống xuất thức ăn nghi gây ngộ độc ra ngoài cơ thể bằng cách gây nôn.
Cách gây nôn đơn giản là dùng tay móc họng, hoặc dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.
Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng cách gây nôn, cần phải lưu ý:
Đối với tất cả các trường hợp bị ngộ độc, sau khi sơ cứu tại chỗ đều phải đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được nhân viên y tế xử trí kịp thời hoặc được hướng dẫn phù hợp.
Tuyệt đối không được cho người bị ngộ độc uống thuốc cầm tiêu chảy.
Ngoài ra, nên lưu giữ thức ăn nghi gây ngộ độc phòng trường hợp cần xác định nguyên nhân gây ngộ độc.
Nghỉ ngơi đơn giản là một cách để giúp cơ thể chữa lành do ngộ độc thực phẩm. Hãy cứ bình tĩnh nghỉ ngơi cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.
Ngoài ra, không nên ăn hoặc uống trong vài giờ sau khi bắt đầu các triệu chứng. Khi bạn bắt đầu ăn uống trở lại, hãy thử những món ăn nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa.
Một trong những biến chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là mất nước, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Tình trạng này có thể gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.
Mất nước do các triệu chứng thông thường của ngộ độc thực phẩm - tiêu chảy và nôn mửa - có thể khiến bạn mất nhiều chất lỏng trong một thời gian ngắn. Cơ thể thiếu chất lỏng có thể gây ra mệt mỏi, suy nhược và nhịp tim không đều.
Bạn có thể sử dụng các loại nước uống thể thao hoặc nước có viên điện giải để bổ sung nước kịp thời. Những trường hợp nghiêm trọng có thể đến phòng khám hoặc bệnh viện ngay lập tức để được truyền nước.
Chế độ ăn uống này bao gồm các loại thực phẩ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng mà bạn có thể đã mất trong suốt thời gian bị bệnh.
Nếu bạn chọn không theo chế độ ăn này, hãy đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng bằng cách ăn nhiều bữa trong ngày, chia thành các bữa ăn nhỏ và ít chất béo cho đến khi cảm thấy khỏe hơn.
Probiotics là các loại men vi sinh giúp kiểm soát hệ đường ruột của bạn.
Ngộ độc thực phẩm có thể làm mất cân bằng vi khuẩn tốt và xấu trong đường ruột. Uống men vi sinh có thể giúp lấy lại trạng thái cân bằng. Ngoài ra, probiotics còn hỗ trợ củng cố đường ruột để bảo vệ bạn khỏi các bệnh do thực phẩm.
Nguồn: suckhoevadoisong.vn, webmd.com
Liên hệ đến hotline 1900 6115 để được tư vấn hoặc tìm hiểu các gói khám và xét nghiệm của eDoctor tại đây.
Tải ngay ứng dụng eDoctor: https://dl.edoctor.io/taiapp để nhận thông tin sức khỏe mỗi ngày.