Mới gần đây, Báo điện tử VNExpress đã đưa tin về một chàng trai 25 tuổi phát hiện túi phình khoảng 5mm động mạch, có thể vỡ bất kỳ lúc nào gây đột quỵ.
Anh đề nghị bác sĩ chủ động can thiệp sớm, cắt bỏ túi phình mà không cần chờ bất kỳ triệu chứng bất thường nào, để tránh nguy cơ vỡ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ, tử vong.
Phó giáo sư Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM), cho biết cũng như chàng trai này, nhiều bệnh nhân lo lắng khi đột nhiên biết mình đang có một túi phình nhỏ ở động mạch não, băn khoăn có nên can thiệp sớm.
Theo phó giáo sư Thắng, túi phình động mạch não khá thường gặp, ước tính khoảng 2-3% dân số, tỷ lệ có thể cao hơn ở người lớn tuổi. Như vậy, tại Việt Nam ước tính có khoảng 2-3 triệu "bom nổ chậm" trong dân số 100 triệu.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hoàn toàn có thể chủ quan với bệnh lý này. Cùng eDoctor tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn nhé.
Phình mạch não là sự phình ra hay phồng lên của một phần thành mạch máu não tại điểm thành mạch máu bị yếu.
Tại nơi túi phình hình thành thì thành, mạch máu trở nên mỏng hơn và yếu hơn. Vì thành mạch quá mỏng nên dễ vỡ, máu tràn vào khoang ở xung quanh não, gọi là khoang dưới màng nhện gây nên xuất huyết khoang dưới nhện.
Máu có thể tràn vào hệ thống dịch não tủy hoặc vào nhu mô não gây nên tụ máu trong não.
Một điều vô cùng nguy hiểm là tình trạng phình mạch não hầu như có rất ít biểu hiện rõ ràng nếu các túi phình chưa bị vỡ hoặc rò rỉ.
Thông thường, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sớm như sau:
Có thể thấy rằng, những triệu chứng trên là những biểu hiện chung của rất nhiều bệnh lý liên quan đến thần kinh.
Chính vì vậy, có thể căn cứ vào một số yếu tố sau để xác định khả năng liệu bệnh nhân có bị phình động mạch máu não hay không:
Tình trạng phình mạch máu não nếu mới chỉ phình to sẽ gây ra một số biến chưng như chèn ép cấu trúc dây thần kinh, người bệnh sẽ có dấu hiệu yếu/liệt chi, mắt nhìn mờ, đau đầu bất chợt…
Bệnh còn có thể làm tăng các nguy cơ liên quan đến chứng co thắt động mạch não và dẫn đến đột quỵ. Một số biến chứng khác bao gồm:
Trong trường hợp, túi phình bị vỡ ra sẽ dẫn đến xuất huyết khoang nội sọ. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đột ngột đau đầu một cách dữ dội, cổ cứng, rối loạn ý thức, hôn mê và khả năng tử vong là rất cao.
Thống kê được khoảng 10% bệnh nhân bị phình động mạch não đã tử vong trước khi kịp phát hiện.
Khoảng 50% bệnh nhân tử vong sau 1 tháng khi không phát hiện và tiến hành điều trị bệnh.
Theo các bác sĩ, bệnh phình động mạch não có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, riêng nguy cơ vỡ phình mạch thường gặp nhất ở người già từ 55 – 65 tuổi trở lên, tuy nhiên có khoảng 20% ca phình mạch não xảy ra ở độ tuổi từ 15 – 45.
Ngoài yếu tố tuổi tác, những người có các yếu tố nguy cơ sau cũng dễ mắc bệnh: Thường xuyên hút thuốc lá, cao huyết áp, uống nhiều rượu, bia, lạm dụng thuốc, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có mức estrogen thấp, tiền sử gia đình bị phình mạch não, người bị chấn thương, tổn thương mạch máu.
Hiện nay, có ba giải pháp can thiệp túi phình động mạch não chưa vỡ, gồm phẫu thuật kẹp túi phình, can thiệp bít túi phình, điều trị bảo tồn.
Điều trị bảo tồn gồm kiểm soát huyết áp, tránh thuốc lá, bia rượu. Điều quan trọng, cần theo dõi túi phình bằng các kỹ thuật hình ảnh mạch máu không xâm lấn như MRA hoặc CTA sau 6 tháng, hoặc một năm để đánh giá việc gia tăng kích thước.
Các bác sĩ khuyến cáo rằng nên sớm xử trí phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch túi phình chưa vỡ khi các túi phình có kích thước lớn trên 12 mm, đặc biệt với bệnh nhân trẻ và có tiền sử gia đình.
Các túi phình kích thước 7-12 mm nên xử trí thận trọng vì hiện nay chưa có chứng cứ cho thấy lợi ích của việc can thiệp so với điều trị bảo tồn. Nhóm bệnh nhân này nên được theo dõi kích thước túi phình mỗi 6 tháng.
Nguồn: VNExpress.net