Nội soi dạ dày là một thủ thuật trong đó một ống mỏng, linh hoạt (gọi là ống nội soi) được sử dụng để quan sát bên trong thực quản (gullet), dạ dày và phần đầu tiên của ruột non (tá tràng).
Nội soi dạ dày đôi khi được gọi là nội soi đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hóa. Ống nội soi có đèn chiếu sáng và camera ở một đầu. Máy ảnh gửi hình ảnh bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng của bạn đến màn hình.
Đọc qua bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!
Các phương pháp hiện đại hiện nay như siêu âm, chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ dù rất là hiện đại hay đắt nhưng vẫn không thể chẩn đoán chính xác và dễ dàng đối với bệnh lý về ông tiêu hóa.
Thay vào đó, bác sĩ sử dụng phương pháp nội soi có thể nhìn thấy bất kì các bất thường nào dù chỉ vài millimet, hay sinh thiết để phát hiện ung thư, tìm vi trùng Helicobacter Pylori gây bệnh.
Bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày nhằm mục đích:
Nội soi dạ dày giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý, xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó tiêu, khó nuốt, đau bụng… Khi cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành làm một xét nghiệm trong quá trình nội soi:
Làm Clo-test để chẩn đoán nhiễm H.Pylori (HP): Lấy một mẫu mô nhỏ nơi viêm hoặc loét cho vào một lọ đựng thuốc thử Clo-test, sau đó quan sát sự đổi màu của hóa chất.
Nếu thuốc thử chuyển sang màu hồng, chứng tỏ có sự hiện diện của vi khuẩn HP, khi đó kết quả Clo-test dương tính (+).
Sinh thiết tìm ung thư: Bác sĩ lấy một mảnh mô nhỏ và quan sát dưới kính hiển vi để hiển thị các tế bào ung thư nếu có. Việc thực hiện sinh thiết này không gây đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân.
Bằng những dụng cụ chuyên biệt luồn qua ống nội soi, bác sĩ có thể điều trị các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa như: xuất huyết đường tiêu hóa, lấy dị vật trong đường tiêu hóa, cắt pô-lýp hoặc nong thực quản.
Nội soi dạ dày thường mất ít hơn 15 phút, mặc dù có thể lâu hơn nếu được sử dụng để điều trị một bệnh lý cụ thể.
Trước khi thực hiện, cổ họng sẽ được làm tê bằng thuốc xịt gây tê cục bộ. Bạn cũng có thể chọn dùng thuốc an thần, nếu muốn. Trong trường hợp dùng thuốc an thần, bạn sẽ vẫn tỉnh táo, nhưng hơi buồn ngủ và giảm nhận thức về những gì đang xảy ra.
Bác sĩ tiến hành đặt ống nội soi vào phía sau miệng và yêu cầu bạn nuốt phần đầu của ống. Sau đó, ống nội soi sẽ được dẫn xuống thực quản và vào dạ dày. Quy trình này không gây đau đớn, nhưng đôi khi có chút khó chịu, không thoải mái.
Nội soi dạ dày là một thủ thuật rất an toàn, nhưng giống như tất cả các thủ thuật y tế khác, phương pháp này cũng có một số nguy cơ đối với người được nội soi.
Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
Nhìn chung, nội soi dạ dày là phương pháp ít đau nhất hoặc thậm chí không đau, an toàn vì không để lại vết thương trên người và rất hiếm tai biến.
Hiện nay có 3 phương pháp nội soi dạ dày. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng và được chỉ định trong từng trường hợp bệnh cụ thể.
Bệnh nhân sẽ được uống một loại thuốc để loại bỏ dịch nhầy trên niêm mạc, sau đó được xịt thuốc tê ở miệng để làm giảm cảm giác khó chịu khi đưa ống soi vào.
Bác sĩ đưa ống nội soi mềm từ hầu họng qua thực quản xuống dạ dày. Hình ảnh từ camera trên đầu thiết bị nội soi sẽ truyền tải về màn hình, bác sĩ dựa vào đó có thể theo dõi và đưa ra các chẩn đoán. Trong quá trình nội soi, bệnh nhân không nói được nhưng vẫn thở bình thường.
Đây là một phương pháp rất dễ thực hiện, độ chính xác cao, chi phí phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng.
Tuy nhiên, một số người có cảm giác khó chịu, nghẹn thở hoặc buồn nôn. Lúc này chỉ cần hít thật sâu, thở ra chậm rãi để làm giảm các triệu chứng.
Bác sĩ nhỏ thuốc tê vào mũi để gây tê ở mũi và xịt thuốc tê vào miệng để gây tê cổ họng bệnh nhân. Ống soi đã bôi thuốc gây tê được luồn qua mũi xuống phần sau của miệng, bệnh nhân được yêu cầu nuốt nhẹ xuống.
Ống soi tiếp tục đi qua thực quản và xuống dạ dày, camera sẽ truyền hình ảnh đến màn hình bên ngoài, bác sĩ sẽ theo dõi, nếu phát hiện có bất thường, bác sĩ chụp lại để kiểm tra.
Phương pháp nội soi này ít gây buồn nôn, khó chịu.
Tuy nhiên, không thực hiện được nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý ở mũi, hẹp khe mũi và có chi phí cao hơn so với nội soi dạ dày qua đường miệng.
Thực chất đây là phương pháp nội soi dạ dày qua đường miệng nhưng người bệnh sẽ được gây mê, thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân có tâm lý sợ hãi hoặc yêu cầu khi nội soi.
Đối với phương pháp nội soi này, vì gây mê nên người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu, không có các hành động nguy hiểm như giãy giụa, giật ống soi (người có tâm lý sợ hãi). Bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật như lấy dị vật, cầm máu ổ loét, nong hẹp, … thuận lợi và an toàn.
Tuy nhiên, chi phí cao, thực hiện phức tạp vì cần sự hỗ trợ của bác sĩ gây mê và có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm trước khi tiến hành nội soi. Một số trường hợp, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ do thuốc mê… cần phải theo dõi sát sao.
Nguồn: nhs.uk