Đột quỵ là do một vùng não bị mất oxy do mạch máu bị ngưng tuần hoàn. Có hai loại đột quỵ chính là đột quỵ do nghẽn mạch máu (ischemic stroke) chiếm phần lớn (85 –90%) và đột quỵ do vỡ mạch máu (hemorrhagic stroke) chiếm ít hơn (10%). Loại đột quỵ khác là TIA (cơn thiếu máu thoáng qua) cũng có thể coi là một dạng đột quỵ cho nghẽn mạch máu, nhưng cục máu đông sau đó lọt qua được khe hẹp và dòng máu lưu thông trở lại (nên gọi là cơn thiếu máu thoáng qua).
Nhồi máu cơ tim là một vùng tim bị mất oxy do mạch máu cung cấp oxy cho tim bị ngưng, đa số là bị nghẽn động mạch vành.
Thời gian trước đây, nhiều người từng được nghe rằng, uống Aspirin có khả năng ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tim. Nhưng vào năm 2019, các tổ chức chuyên khoa như Hội tim mạch Hoa Kỳ, và các trường Y như Harvard đã thay đổi khuyến cáo về cách dùng Aspirin liều thấp (81mg).
Aspirin là gì? Aspirin là thuốc kháng viêm không phải steroid, là loại thuốc thường dùng giảm đau cho các trường hợp nhẹ. Aspirin liều nhỏ là Aspirin 81mg và liều cao là Aspirin 325mg (là loại thường dùng).
Thuốc Aspirin gây ức chế lên chuỗi Prostaglandin là chuỗi dây chuyền của đau nhức và viêm sưng, làm người bệnh bớt đau nhức và viêm xưng. Tuy nhiên, ức chế Prostaglandin cũng làm mỏng đi màng bảo vệ bao tử, làm tăng rủi ro xuất huyết bao tử.
Thuốc Aspirin có khả năng làm giảm khả năng máu đông lại, vì thế việc giảm rủi ro tụ máu là điều tích cực đối với các bệnh nhân từng mắc đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association) và Hội BS chuyên khoa tim mạch (American College of Cardiology) chính thức đề xuất chống lại việc uống Aspirin 81mg với người trên 70 tuổi mà không có bệnh tim và không có đột quỵ trước đây, hoặc bệnh nhân ở bất kỳ tuổi nào mà có rủi ro xuất huyết bao tử (như bị bệnh loét bao tử hoặc bệnh trào ngược bao tử).
Đối với những trường hợp có rủi ro mắc bệnh đột quỵ và tim mạch cao trên 10%, thì bác sĩ có thể sẽ cho bệnh nhân uống Aspirin 81mg hằng ngày, vì khi đó rủi ro bệnh tim mạch cao hơn rủi ro xuất huyết dạ dày.
Vậy nên, khi có bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi có bệnh, hãy đi khám định kỳ với bác sĩ, để xem mình có rủi ro mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hay xuất huyết bao tử không nhé!!!
Nguồn: Kham khảo: Health Havard, the Lancet, Bác sĩ Huynh Wynn Tran.