Carbohydrates là một nguồn năng lượng quan trọng, tuy nhiên một người mắc bệnh tiểu đường nên cẩn thận khi lựa chọn loại tinh bột để ăn và cách phân bổ trong ngày.
Có ba nguồn cung cấp tinh bột chính từ thực phẩm, bao gồm: chất xơ, đường, tinh bột
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng lượng tinh bột mà người bệnh đái tháo đường loại 2 ăn trong ngày chỉ nên chiếm 55 – 60% tổng lượng năng lượng. Năng lượng cho một người trưởng thành trung bình 2.000 kalo/ngày.
Chất bột đường có trong các loại thực phẩm sau:
Vậy loại tinh bột nào tốt cho người tiểu đường?
Các loại chuyển hóa chậm, chưa qua chế biến nhiều như gạo lứt, lúa mạch, lúa mì thô, ngô, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt … tốt cho người tiểu đường so với các loại bột, bánh đã qua chế biến vì không làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn và còn giữ được nhiều chất xơ và vitamin. Khi ăn các loại thức ăn nhiều chất xơ, đường sẽ được hấp thu vào máu chậm hơn.
Quá trình xử lý tinh bột tinh chế, chẳng hạn như bột mì trắng, phá vỡ một phần cấu trúc của tinh bột. Kết quả là, cơ thể hấp thụ loại tinh bột nay và chuyển đổi chúng thành glucose nhanh chóng, dẫn đến tăng lượng đường trong máu và khiến người bệnh cảm thấy đói trở lại ngay sau đó.
Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn thêm hai khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày làm giảm 21% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của phụ nữ.
Cơ thể không hấp thụ tất cả tinh bột từ ngũ cốc nguyên hạt, và những tinh bột hấp thụ sẽ hòa vào máu chậm hơn so với tinh bột đã qua chế biến. Vì lý do này, khả năng khiến lượng đường trong máu tăng đột biến là rất thấp, cảm giác no cũng lâu hơn.
Chất xơ là một loại tinh bột có lợi cho sức khỏe mà mọi người nên ăn hàng ngày.
Protein giúp cơ thể xây dựng, duy trì mô trong cơ thể. Các cơ quan, cơ bắp và hệ thống miễn dịch của cơ thể đều cần có protein. Cơ thể cũng có thể phân hủy protein thành đường, nhưng quá trình này kém hiệu quả hơn so với việc phân hủy tinh bột.
Ăn thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngay cả khi tiêu thụ ở mức độ thấp.
Một khẩu phần nhỏ hơn thịt đỏ đã qua chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, làm tăng nguy cơ lên 51%.
Các bác sĩ cũng lưu ý rằng việc thay thế thịt đỏ bằng các nguồn protein khác, chẳng hạn như thịt gia cầm, cá, sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 35%.
Thực phẩm protein cũng chứa nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe đối với nhiều người bị bệnh tiểu đường vì chúng có thể dẫn đến tăng cân và tăng cao cholesterol và triglyceride - một loại chất béo - trong cơ thể.
Do vậy, nhìn chung những nguồn thực phẩm cung cấp protein mà người tiểu đường nên và không nên ăn bao gồm:
Nên: Cá béo (như cá hồi, cá trích…); cá ngừ đóng hộp, gà (bỏ phần da), các loại đậu và cây họ đậu, trứng, đậu phụ,...
Không nên: Thịt nguội, xúc xích, giăm bông, bò nướng, lạp xưởng, thịt bò khô, thịt heo xông khói, nước ngọt có ga.
Người tiểu đường nên ăn chất đạm với lượng chiếm khoảng 20 - 25 % tổng năng lượng hàng ngày. 1g chất béo cung cấp đến 9kcal.
Chất béo vẫn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, giúp hấp thu vitamin và là cơ chất trong tổng hợp các hormone nội tiết. Với người tiểu đường, chất béo không bão hòa tốt hơn chất béo bão hòa.
Dưới đây là những thực phẩm chứa chất béo mà người bị tiểu đường nên và không nên ăn:
Nên: Quả bơ; ô liu; các loại quả hạch (hạnh nhân, hồ đào, óc chó, hạt dẻ cười); đậu nành, đậu phụ; dầu thực vật bao gồm dầu nành, dầu bắp, dầu ô liu và dầu hướng dương; các loại hạt như hạt chia, hạt lanh; các loại cá như cá ngừ, cá hồi, ...
Không nên: Thức ăn nhanh; sản phẩm từ sữa nguyên béo; dầu dừa; dầu cọ; snack; ...
Nguồn: medicalnewstoday.com