Nấm bẹn là một trong những bệnh nhiễm nấm da, nấm da là loại nấm ký sinh trên da và móng tay. Ở bệnh nấm bẹn, nấm da ký sinh ở vùng bẹn, đùi trong. Giống với các loại bệnh nấm da khác, nấm bẹn ký sinh trong lớp sừng của da. Triệu chứng bệnh nấm bẹn rất dễ nhận thâý: đó là những vùng đỏ ngứa ở khu vực vùng kín, ẩm ướt vùng bẹn đùi trong và nhanh chóng lan rộng về phía mông hoặc xung quanh hậu môn. Tuy nhiên, nấm ít khi lan đến bộ phận sinh dục hoặc xung quanh hậu môn. Biểu hiện bệnh là ở vùng bẹn có những đám da nổi lên thành các vòng màu hồng đỏ, ngứa ngáy. Nấm bẹn là bệnh khá phổ biến do bẹn nóng và ẩm ướt, da lại cọ sát nhiều vào nhau, là môi trường lý tưởng cho bào tử nấm phát triển. Các tổn thương thường tạo thành một mảng có bờ viền rõ rệt, có vảy, phần giữa có xu hướng lành và có mụn nhỏ lấm tấm ở vùng xung quanh bờ viền. Khu vực tổn thương có màu sẫm, đường kính một vài centimet, gây ngứa ngáy rất khó chịu, thường xuất hiện ở cả 2 bẹn. Nấm bẹn có thể gây dịch trong thời tiết ấm hoặc nóng, vệ sinh cá nhân kém. Nguy cơ phổ biến nhất của bệnh này là nhiễm nấm da ở chân, những người mắc nấm chân cũng mắc bệnh nấm bẹn. Nấm da cũng có thể lây nhiễm lên các vùng khác của cơ thể qua vết thương hở, gãi, cào.
Điều trị bệnh nấm bẹn:
- Biện pháp đầu tiên là điều trị bằng thuốc kháng nấm tại chỗ. Đôi khi thêm hydrocortisone để giảm ngứa. Steroid tại chỗ không nên được sử dụng đơn độc.
- Nếu việc điều trị tại chỗ không thành công, nên dùng các loại thuốc kháng nấm đường uống bao gồm terbinafine và itraconazole.
- Để điều trị hoàn toàn, chống tái nhiễm, bạn cần phải cùng lúc trị nấm da chân. Trong thời gian điều trị bạn nên tránh quần áo bó sát.
- Hầu hết các trường hợp nấm da đùi có thể được điều trị thành công bằng kem/lotion/gel chống nấm. Bạn nên bôi thuốc khoảng 1 hay 2 lần mỗi ngày trong 3 đến 4 tuần. Một số loại không cần toa thuốc của bác sĩ.
Theo hellobacsi