Đau dạ dày là chứng bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Những cơn đau bụng âm ỉ, ợ chua, cảm giác khó tiêu…là những dấu hiệu điển hình của bệnh. Vậy có những phương pháp nào có thể làm giảm các cơn đau bụng vùng thượng vị và các biểu hiện trên một cách hiệu quả? Mời bạn cùng eDoctor tìm hiểu qua bài viết này:
Với những cơn đau nhẹ, nằm nghỉ ngơi và xoa bụng là một cách giảm đau bao tử đơn giản. Cách xoa như sau: hai tay đặt lên vùng bụng rồi xoa đều theo chiều kim đồng hồ. Sau đó xoa theo chiều ngược lại với thời gian tương tự. Nếu cần, người bệnh có thể kết hợp chườm nóng như trên và xoa bụng để hiệu quả tốt hơn. Cách này giúp đẩy máu tới hệ tiêu hóa nhiều hơn, từ đó làm giảm cảm giác đau.
Bánh mì có lượng lớn chất bicacbonat, có khả năng trung hòa acid dịch vị dạ dày. Bởi vậy, bánh mì và các loại bánh quy có thể là giải pháp tạm thời nhằm làm giảm đau dạ dày hiệu quả. Khi acid dạ dày được trung hòa bớt, niêm mạc sẽ bớt bị tổn thương và cảm giác đau sẽ giảm đi đáng kể.
Một cốc nước ấm khi cơn đau dạ dày đang hành hạ là một biện pháp chữa cháy rất cần thiết. Nước ấm sẽ giúp pha loãng dịch vị dạ dày, giảm bớt cảm giác đau. Uống nước ấm vào buổi sáng cũng là một thói quen nên duy trì với những người bệnh dạ dày có hệ tiêu hóa không tốt. Hệ tiêu hóa sẽ được rửa sạch và sẵn sàng cho một ngày hoạt động đầy năng lượng.
Hơi nóng của khăn chườm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu. Máu đến nhiều hơn giúp làm giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Không chỉ vậy, vùng bụng được làm nóng cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thêm muối hoặc gạo rang kĩ, sau đó cho vào khăn hoặc túi chườm sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
Trong trường hợp cách làm đơn giản này không hiệu quả, người bệnh có thể dùng cách giảm đau bằng hơi nóng khác. Đây là một trong những cách hữu hiệu được truyền tai nhau từ xưa đến nay:
Lấy nước ấm vào một chai nhựa rồi lăn chai ở vùng bụng trên. Lăn cho đến khi vùng bụng nóng đều, bắt đầu thực hiện động tác xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Xoa bụng bằng khăn nóng có bọc muối sẽ tốt hơn. Khi đó, máu lưu thông đến dạ dày tốt hơn sẽ làm giảm sự co thắt ở dạ dày. Cơn đau dạ dày sẽ được xoa dịu và biến mất nhanh chóng.
Từ xưa, người dân đã truyền tai nhau cách giảm đau dạ dày nhờ nước muối loãng. Chỉ cần pha một chút muối với nước ấm để được một dung dịch muối loãng rồi uống từ từ từng ngụm nhỏ. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều vì lượng muối tăng lên trong cơ thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn, gây tổn hại đến chức năng của thận. Nước muối có khả năng ức chế một phần vi khuẩn trong dạ dày, đồng thời làm sạch dạ dày, giảm co thắt dạ dày.
Dùng thuốc gần như là biện pháp giảm đau dạ dày nhanh và hiệu quả nhất. Thuốc giảm bài tiết acid là thuốc thường được kê đơn cho hầu hết người bệnh dạ dày. Thuốc có tác dụng nhanh, giảm ngay cảm giác đau dạ dày, thậm chí là cả ợ hơi, ợ chua.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc này quá nhiều thì việc gặp phải tác dụng phụ là không thể tránh khỏi. Tác dụng phụ người bệnh có thể gặp là viêm teo thành dạ dày, táo bón, tiêu chảy. Bởi vậy, người bệnh sử dụng thuốc luôn cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị.
Một biện pháp thay thế thuốc khá hiệu quả, đó là sử dụng baking soda. Pha nửa thìa baking soda với một phần nước sẽ giúp trung hòa acid dạ dày, giảm đau khá tốt. Nếu đã thử nhiều cách mà cơn đau dạ dày không thuyên giảm thì người bệnh có thể đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn chính xác nhất.
Người đau dạ dày thường ăn không ngon và rất khó tiêu. Bởi vậy, việc lựa chọn các món ăn giúp dễ tiêu là điều rất quan trọng. Không chỉ vậy, nên lựa chọn các món ăn có khả năng bảo vệ và bao bọc dạ dày cũng là một điều cần thiết. Người đau dạ dày nên ăn các món cháo, vừa nhiều dinh dưỡng vừa làm dễ tiêu như cháo sen, cháo gạo lứt… Hoặc các loại nước ép như nước ép khoai tây, nước ép bắp cải có khả năng giảm viêm, bao bọc vết loét, từ đó giảm cơn đau dạ dày hiệu quả.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn