Tiểu đường loại 2 là một rối loạn chuyển hóa lâu dài được đặc trưng bởi đường huyết cao, kháng insulin và thiếu hụt insulin tương đối.
Khi mắc bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể bạn sẽ mất khả năng sử dụng hết glucose trong máu. Lượng đường trong máu lâu dài không được kiểm soát có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, tổn thương thận, giảm thị lực và bệnh tim.
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận thấy và phân biệt được. Nhiều người không có bất kỳ triệu chứng nào quá rõ rệt và không khám sức khỏe định kỳ trong một thời gian dài, do vậy đến khi phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn nghiêm trọng, khó điều trị.
Bệnh tiểu đường ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Một thống kê đáng ngạc nhiên rằng nhiều ca bị tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 2 đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ từ 9 – 13 tuổi và thanh niên 20 – 30.
Không chỉ vậy, bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90 – 95 trong tổng số bệnh nhân tiểu đường. Trước đây bệnh thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng hiện nay nhiều người mắc bệnh khi mới 25 – 30, thậm chí ở tuổi vị thành niên.
Một số nguyên nhân nổi bật khiến bạn mắc phải tiểu đường bao gồm:
Đi tiểu quá nhiều lần trong ngày là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn quá cao, đến mức “tràn” vào nước tiểu. Khi thận không thể xử lý hết lượng klucose đưa vào cơ thể, chúng sẽ cho phép một phần trong số đó đi vào nước tiểu, do vậy bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn.
Khát nước là một triệu chứng ban đầu, phổ biến của bệnh tiểu đường. Hiện tượng này xảy ra là bởi vì khi lượng đường trong máu cao sẽ gây ra cảm giác khát.
Hơn nữa, theo đề cập ở trên, lượng đường tăng cao là một nguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, do vậy cảm thấy khát nước là điều tất yếu.
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng luôn cảm thấy đói cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Cơ thể sử dụng glucose trong máu để nuôi các tế bào.
Khi hệ thống này bị phá vỡ, các tế bào không thể hấp thụ glucose. Kết quả là cơ thể bạn liên tục tìm kiếm thêm nhiên liệu, gây ra cảm giác đói dai dẳng.
Không chỉ vậy, nếu bạn đột nhiên sụt cân, đây có thể cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao, bệnh nhân bị tiểu đường có thể giảm 5 đến 10 kg trong vòng 2 -3 tháng.
Nguyên nhân là đường glucose không vào được tế bào, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phân hủy các protein, lipid để tạo năng lượng thay thế.
Bạn có thể cảm thấy ngứa ran hoặc tê ở bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân. Đây là dấu hiệu của tổn thương dây thần kinh ngoại biên do tiểu đường. Tình trạng này thường phát triển chậm. Bạn có thể gặp phải điều này sau nhiều năm sống chung với bệnh tiểu đường, nhưng đôi lúc đây lại là dấu hiệu đầu tiên đối với nhiều người.
Có một số lý do khiến vết thương sẽ chậm lành hơn nếu bạn bị tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ thu hẹp các mạch máu của bạn, làm chậm quá trình lưu thông máu và hạn chế các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết đến vết thương.
Lượng đường trong máu cao, kéo dài cũng làm tổn thương hệ thống miễn dịch của bạn, do đó, cơ thể bạn khó chống lại nhiễm trùng hơn.
Hiện tượng mắt mờ thường xuất hiện sớm ở bệnh nhân bị tiểu đường. Đó có thể là kết quả của việc lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong mắt, khiến chất lỏng thấm vào thủy tinh thể của mắt.
Khi tình trạng lượng đường trong máu cao kéo dài liên tục, bạn có nguy cơ mắc các tình trạng nghiêm trọng hơn dẫn đến mù lòa, chẳng hạn như bệnh võng mạc tiểu đường.
Nguồn: Healthline.
Cùng eDoctor kiểm tra xem tình trạng sức khỏe hiện tại để tầm soát bệnh tiểu đường từ sớm nhé!
Liên hệ đến hotline 1900 6115 để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích hơn.
Tải ngay ứng dụng eDoctor: https://dl.edoctor.io/taiapp để nhận thông tin sức khỏe mỗi ngày.