Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc thải độc. Do đó, khi lá gan bị nóng thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt như mất ngủ, khô miệng, nổi mụn,... Tuy nhiên, những dấu hiệu này lại thường xuyên bị bỏ qua, dẫn tới các bệnh gan mật tiến triển ngày càng nặng hơn.
Rượu, bia, thuốc lá, các chất độc hại,... gan phải hoạt động quá mức để tích cực đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Những chất độc tích lũy nếu không được đào thải ra ngoài sẽ tấn công ngược trở lại tế bào gan, gây suy yếu cơ quan này và hình thành hàng loạt các triệu chứng như: Mất ngủ, nổi mụn, khô miệng, chán ăn, bứt rứt,... Đó chính là hiện tượng gan bị nóng mà nhiều người đang gặp phải.
Vấn đề này xuất phát từ một hormone là melatonin. Thông thường, melatonin được sản xuất để giúp bạn cảm thấy thư giãn, buồn ngủ và có một giấc mộng đẹp hơn. Khi lá gan bị nóng sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết hormone này, cụ thể ban ngày bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ do lượng hormone này gia tăng. Nhưng vào buổi tối, lượng hormone này không được sản sinh, gây hiện tượng mất ngủ. Mặt khác, gan bị tổn thương cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới đường tiêu hóa. Hệ thống này bị ngưng trệ, từ đó giảm cảm giác thèm ăn, kéo theo tình trạng khô miệng kéo dài.
Lá gan bị nóng nếu không được cải thiện kịp thời, có thể tiến triển nặng gây suy gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan,... Hơn nữa, khô miệng kéo dài cũng có thể dẫn tới hàng loạt các vấn đề về răng miệng. Mất ngủ lại gây thiếu tập trung, nguy cơ tai nạn khi tham gia giao thông.
Để giúp mát gan, tăng cường thải độc, nhiều người có xu hướng sử dụng các loại thảo dược tự nhiên. Một số thảo dược cải thiện hiệu quả cho tình trạng gan bị nóng có thể kể tới như:
Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan, cải thiện tình trạng mụn nhọt và ăn uống kém tiêu. Thực chất, bồ công anh giúp kiểm soát được lượng mỡ vào cơ thể, giúp mật tiết ra đều hơn, qua đó tăng cường hoạt động thải độc của gan.
Atiso được sử dụng phổ biến với tác dụng giải nhiệt, làm mát gan, thải độc tố tại cơ quan này. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh chiết xuất lá atiso có tác dụng bảo vệ gan khỏi hư hại và thúc đẩy sự phát triển mô mới. Thảo dược này còn làm tăng cường sản xuất mật, loại bỏ các độc tố có hại khỏi gan.
Năm 2018, một nghiên cứu thử nghiệm tại Iran trên 90 người bị gan nhiễm mỡ không do rượu đã cho thấy sử dụng 600mg chiết xuất atiso mỗi ngày trong vòng 2 tháng sẽ giúp cải thiện đáng kể chức năng gan.
Giới khoa học cho rằng hiệu quả trên có được là nhờ trong atiso có chứa chất chống oxy hóa là cynarin và silymarin.
Trà xanh được biết đến với rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cả ở phương Tây và Trung Quốc cũng đều ghi nhận thêm hiệu quả có lợi cho gan của loại dược liệu này. Cụ thể, trà xanh có tác dụng kích hoạt các enzyme giải độc giai đoạn II, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể an toàn. Nhờ đó, làm sạch, đem lại hiệu quả bảo vệ và chống lại các bệnh về gan.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng ghi nhận khi sử dụng quá nhiều chiết xuất trà xanh lại có thể gây ra nhiều bệnh lý tại gan như: Suy gan, xơ gan,…
Những thảo dược kể trên đều đem lại hiệu quả vượt trội giúp cải thiện các bệnh gan mật. Nhưng dược liệu thường không ổn định về hàm lượng hoạt chất, nguồn gốc, xuất xứ đôi khi không được đảm bảo, chế biến để sử dụng lại tốn nhiều chi phí và thời gian. Để giải quyết các vấn đề kể trên, các bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các thực phẩm bổ sung từ thảo dược đông tây y với liều lượng hợp lí.