Hiểu đơn giản, hội chứng Capgras hay hoang tưởng Capgras là một chứng bệnh lạ gây rối loạn nhận diện. Người mắc phải bệnh này có ảo tưởng sai lầm về những vấn đề, con người, sự vật xung quanh họ. Ban đầu, người ta cho rằng, hội chứng này chỉ xuất hiện ở nữ giới khi 15 trường hợp ghi nhận bệnh đầu tiên đều là nữ. Nhưng đến năm 1936, bệnh nhân nam đầu tiên đã xuất hiện và căn bệnh được công nhận có thể xuất hiện ở cả 2 giới. Năm 1980, thống kê cho thấy 1/3 số người bị Capgras là những nạn nhân của tai nạn giao thông hay những chấn thương tâm lý nặng nề. Điều này khiến nền y học thế giới nhìn nhận lại và thay đổi hạng mục của hội chứng Capgras từ rối loạn tâm lý sang rối loạn thần kinh. Ngày nay, giới khoa học đã kết luận rằng, nguyên nhân gây ra hội chứng Gapgras đến từ vấn đề tâm lý và nhận thức. Nhà tâm lý học Andy Young đã đưa ra giả thuyết, người mắc bệnh Capgras có “ảo tưởng đôi” hoặc phân ly của chứng bệnh tâm thần phân liệt. Khi đấy, nhận thức của người bệnh vẫn còn khả năng nhận diện khuôn mặt nhưng phần cảm xúc nhận diện khuôn mặt người thân bị tổn thương - gây ra hoang tưởng và hoảng loạn cho người bệnh. Nhưng điều thú vị, nếu người mắc chứng bệnh này chỉ nghe nhưng không nhìn, thì những cảm xúc đấy lại được quay lại một cách mạnh mẽ và họ sẽ tin đấy là người thân của mình. Có khá nhiều phương cách chữa trị được đưa ra để giải quyết căn bệnh ảo tưởng này. Tâm lý trị liệu là phương pháp được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất tại thời điểm này. Nhưng mấu chốt của cách trị liệu này là mối quan hệ của bệnh nhân và bác sĩ cần tin tưởng nhau. Từ đó, họ mới có thể giúp nhau vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Nguồn: Academia, Nautil