Ráy tai không phải là vật bỏ đi. Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai. Do ráy tai có chất kháng sinh và chất kết dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai bao thành 1 lớp mỏng ở ống tai ngoài, giúp bảo vệ tai khỏi vi khuẩn và nấm. Việc lấy ráy tai thường xuyên sẽ làm rách hoặc trầy ống da tai. Làm hỏng lớp bảo vệ tại bởi ráy tai và làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây viêm ống tai. Vi khuẩn được đưa vào khi ngoáy tai hoặc khi bơi ở hồ nước bẩn... Khi ngoáy tai không đúng cách, ráy tai sẽ bị đẩy vào sâu trong tai, bám vào màng nhĩ. Điều này sẽ dẫn đến ù tai, đau tai, giảm khả năng của thính giác. Nhiều người sau khi lấy ráy tai sẽ cảm thấy đau tai, ù tai hơn. Điều này là do dụng cụ lấy tai đã truyền bệnh từ người khác. Trường hợp xảy ra nhiều khi người ta lấy ráy tai tại tiệm cắc tóc. Các nhân viên không được đào tạo đúng cách và các dụng cụ không được vệ sinh kĩ càng. Không ít người đã bị thủng màng nhĩ do lấy ráy tai. Nặng hơn họ còn bị viêm nhiễm, nấm ống tai, thậm chí có thể bị HIV/AIDS. Lấy ráy tai không đúng cách sẽ gây viêm ống tai ngoài, nấm ống tai ngoài. Nguy hiểm hơn, rất dễ mắc HIV nếu dùng chung dụng cụ vơí người đã nhiễm HIV, tình trạng này dễ xảy ra khi người ta lấy ráy tai ở các tiệm cắt tóc không vệ sinh dụng cụ.
Lời khuyên của bác sĩ:
- Khi bị ngứa tai, chỉ nên xoa nhẹ vành tai, day day vào nắp tai, không nên vội ngoáy tai.
- Khi ngứa nhiều, dùng thuốc nhỏ tai nhỏ vào ống tai. Sau 10 phút, nghiêng đầu về phía tai đã nhỏ thuốc, day nhẹ nắp tai cho thuốc dư chảy ra. Dùng tăm bông khô, sạch thấm khô tai, tuyệt đối không ngoáy tai.
- Nếu sau 1 tuần vẫn không giảm, hãy đến gặp bác sĩ tai mũi họng để khám và điều trị.
- Khi bị tình trạng nước vào tai, nghiêng đầu từng bên và day nhẹ nắp tai cho nước chảy ra. Dùng tăm bông khô, sạch đặt vào tai để thấm nước. Tuyệt đối không ngoáy tai và không nên dùng khăn lau tai quá mạnh.