Theo Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Vũ Thành, chuyên gia y tế công cộng Quỹ toàn cầu, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp người bệnh mắc ung thư vòm họng hạn chế tác dụng phụ khi tiến hành xạ trị, tăng tỷ lệ sống.
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng theo từng giai đoạn
Điểm danh ngay 7 triệu chứng ung thư vòm họng điển hình
6 đối tượng có thể mắc ung thư vòm họng, cần lưu ý kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm
Các nhóm chất là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất cho người bị mắc ung thư cần ăn đầy đủ
Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư là vô cùng nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giảm cân ở bệnh nhân ung thư sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong, giảm đáp ứng với hóa chất điều trị. Chế độ dinh dưỡng cân đối và phù hợp sẽ làm giảm tác dụng phụ trong quá trình điều trị và nhanh phục hồi.
Người bị mắc ung thư cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất ở mức cân đối và phù hợp với tình trạng bệnh. Các tế bào ung thư ái tính với đường. Có nghĩa là khẩu phần càng nhiều đường thì làm cho tế bào ung thư càng phát triển nhanh. Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư cần được duy trì đều đặn trong suốt quá trình điều trị bệnh. Tuyệt đối không được ăn kiêng hoặc ăn lệch lạc.
Bệnh nhân ung thư vòm họng thì ăn qua đường miệng gặp nhiều khó khăn hơn. Họ thường mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, sưng miệng/họng, khô miệng, thay đổi khẩu vị và mệt mỏi. Những dấu hiệu trên đều do tác dụng phụ và bệnh gây ra. Do đó, ăn uống đúng cách giúp giảm những dấu hiệu này.
Vitamin A có tác dụng trong việc kéo dài tuổi thọ bệnh nhân ung thư vòm họng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin A góp phần ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, không để chúng xâm lấn sang các tế bào bình thường. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A là điều cần thiết cho người mắc ung thư vòm họng cũng như các bệnh ung thư khác.
Vitamin A có chứa rất nhiều trong các loại hoa quả, rau củ có màu vàng và đỏ như: gấc, cam, đu đủ, cà rốt...
Người bệnh xạ trị ung thư vòm họng thường bị nuốt nghẹn, đau họng khi nuốt. Thậm chí, khi khối u phát triển, người bệnh có thể không ăn uống được gì. Do đó, để hạn chế đau họng và nuốt nghẹn người bệnh nên sử dụng đồ ăn dạng lỏng, mềm. Thức ăn nên được xay nhuyễn để dễ nuốt hơn.
Bổ sung chất dinh dưỡng giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh, để chống chọi ung thư tốt hơn. Các chuyên gia khuyên người mắc ung thư vòm họng nên ăn nhiều đồ ăn dinh dưỡng như: cá hồi, tôm, bơ, sữa... Ưu tiên cách chế biến mềm, lỏng, dễ ăn.
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể là điều rất cần thiết. Người bệnh có thể uống nhiều nước lọc hoặc sữa, nước ép hoa quả, nước ép rau củ...
Rượu bia, các loại nước ngọt nhiều ga hay bất kỳ đồ uống nào có chứa chất kích thích luôn là điều cần tránh với người bệnh ung thư vòm họng. Những thực phẩm này làm tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương nhiều hơn cũng như cản trở tác dụng của nhiều phương pháp điều trị.
Ngoài ra, việc xạ trị ung thư vòm họng có thể làm người bệnh đau nhức vùng miệng. Lúc này, người bệnh cần chú ý hạn chế sử dụng các loại nước ép trái cây có hàm lượng axit cao như nước chanh...
Để đảm bảo vùng miệng, họng của người bệnh không bị tổn thương nhiều hơn, trong quá trình chế biến cần tránh các loại gia vị như tiêu, ớt...
Người mắc ung thư vòm họng không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn, nhất là với những người có dấu hiệu viêm nhiễm ở khối u. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên hạn chế ăn thịt đỏ (không quá 500 gram một tuần) để đảm bảo sức khỏe.
Không ít người bệnh ung thư vòm họng có các bệnh lý đi kèm về huyết áp, tim mạch... Việc ăn quá mặn không chỉ làm mất canxi, loãng xương sớm, ảnh hưởng xấu tới thận mà còn gia tăng nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp... tăng nguy cơ tử vong.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao sẽ làm tăng nồng độ insulin, thúc đẩy quá trình di căn ung thư nhanh hơn.
Thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ ung thư vòm họng. Thuốc lá gây tác động xấu lên toàn bộ cơ thể, các chất độc trong khói thuốc làm tình trạng bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ tử vong...
Thực tế, lựa chọn chế độ ăn uống, bao gồm cả các loại thực phẩm cần tránh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người . Để tìm ra chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.
Xem thêm:
6 thói quen xấu gây ra bệnh ung thư vòm họng nhưng nhiều người vẫn làm hàng ngày
Nguồn: vnexpress.net, vinmec.com