Rối loạn tiền đình là một bệnh rất thường gặp ở hầu hết tất cả mọi người. Các triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn ập là những biểu hiện phổ biến và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn bên dưới nhé!
Trong cơ thể có một bộ phận được gọi là “tiền đình”, nằm phía sau ốc tai, giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng cơ thể.
Và khi bộ phận này bị rối loạn, bạn sẽ bị mất thăng bằng. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cơn chóng mặt, xây xẩm hoặc thậm chí là buồn nôn, ù tai…
Bạn có thể kiểm tra “chất lượng” của hệ thống tiền đình trong cơ thể bằng cách xem khả năng giữ thăng bằng của mình. Giả sử bạn trụ toàn bộ cơ thể trên 1 chân, bạn sẽ giữ thăng bằng được trong bao lâu? Thời gian càng lâu tức là bộ phận tiền đình của bạn hoạt động càng hiệu quả.
Khi tiền đình yếu, bạn sẽ gặp vấn đề rất lớn về khả năng tập trung và sự chú ý. Điều này ảnh hưởng đến nhiều hoạt động như học tập, chơi thể thao, làm việc, …
Có thể bạn vẫn chưa hình dung được tầm quan trọng của bộ phận này. Vậy hãy thử tưởng tượng, bạn đang tham gia giao thông, và đột nhiên đầu óc lại nghĩ về một chuyện nào đó không liên quan, bạn hoàn toàn mất tập trung. Điều này có thể sẽ khiến bạn đối mặt với nhiều nguy hiểm khôn lường, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Trong khi tiền đình nắm giữ một vai trò quan trọng đối với cơ thể, rối loạn tiền đình là một tình trạng phổ biến với hầu hết tất cả mọi người ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Có 2 loại rối loạn tiền đình phổ biến, bao gồm rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.
Những triệu chứng giúp bạn chẩn đoán dễ dàng như sau:
Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ và tiến hành khám bệnh theo quy trình, hướng dẫn của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Hiện tại, các phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình chủ yếu dựa vào lâm sàng - các triệu chứng bên ngoài, mức độ thường xuyên và tính chất của cơn chóng mặt, xây xẩm.
Bên cạnh đó, cần phải thực hiện một số phương pháp khám và xét nghiệm đối với hệ thống thần kinh, chẳng hạn như chụp cắt lớp sọ não, cộng hưởng từ sọ não, chụp cột sống cổ,…
Ngoài ra, bác sĩ cũng phải dựa trên tiền sử bệnh lý của người bệnh để chẩn đoán. Nếu người bệnh có dấu hiệu như liệt dây thần kinh sọ, rung giật nhãn cầu thì phải kiểm tra cẩn thận hơn.
Trước đây, rối loạn tiền đình thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng nhiều áp lực, đã có không ít bệnh lý có xu hướng trẻ hóa, bệnh tiền đình cũng không ngoại lệ.
Những người từ 40 tuổi trở lên hiện nay cũng đã có khả năng sẽ phải trải qua một số cơn rối loạn đau tiền đình, nhất là ở giới văn phòng. Một phần nguyên nhân là bởi vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do bia rượu và quan trọng là do căng thẳng.
Đặc biệt, phụ nữ thường dễ bị rối loạn tiền đình hơn nam giới do hệ thần kinh cũng như tâm lý yếu hơn.
Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi, tuy nhiên, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bới vì tình trạng này rất dễ tái phát nếu không thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống. Hơn nữa, quá trình điều trị đòi hỏi phải thực sự kiên nhẫn và cẩn thận.
Dựa trên bệnh sử, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phù hợp, bao gồm 3 mức độ như sau:
Trong đó, liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình là phương pháp áp dụng các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt.
Những bài tập này được thiết kế và xây dựng để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động các tín hiệu từ hệ tiền đình.
Việc tập luyện này cũng giúp giảm bớt căng thẳng cũng như tăng cường vận động giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn não.
Thường xuyên tập các bài tập yoga giúp không khí dễ dàng đưa vào bên trong cơ thể đi đến não bộ. Nhờ đó, lượng oxy có thể lưu thông đến các bộ phận khác bên trong cơ thể, hỗ trợ và điều hòa các hoạt động của não bộ. Điều này rất có lợi cho việc khắc phục nhanh các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
Một số bài tập yoga phổ biến mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà là:
Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là điều quan trọng. Một số điểm cần lưu ý bao gồm:
Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo động vật để hạn chế tình trạng cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Tránh những đồ uống có chứa chất kích thích như cafein, rượu, bia.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như rau quả tươi và thịt, …;giàu magie như các loại đậu, rau lá xanh, ...; giàu vitamin và khoáng chất.
Không nên bước ngay ra khỏi giường, nên nằm thêm 3-5 phút, dùng tay xoa mặt, xoa ngực cho ấm rồi nhẹ nhàng ngồi dậy.
Với người lớn tuổi, khi vệ sinh cá nhân thì nên dùng nước ấm, rửa tay trước, rửa mặt sau.
Khi thay đổi tư thế phải hết sức nhẹ nhàng, không ngồi xuống - đứng dậy đột ngột.
Nhất định phải uống đủ nước.
Trong giai đoạn cấp tính có thể sử dụng thuốc chống chóng mặt như nhóm thuốc giảm triệu chứng chóng mặt, ... Tuy nhiên, cần phải lưu ý dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Song song đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng với các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên để hỗ trợ điều trị, tác động lâu dài để ngăn bệnh tái phát.
Nguồn: suckhoevadoisong.vn
Liên hệ đến hotline 1900 6115 để được tư vấn hoặc tìm hiểu các gói khám và xét nghiệm của eDoctor tại đây.
Tải ngay ứng dụng eDoctor: https://dl.edoctor.io/taiapp để nhận thông tin sức khỏe mỗi ngày.