Bạn có biết, bệnh gout có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống phù hợp và việc thay đổi lối sống. Cùng eDoctor tìm hiểu nhiều hơn qua bài viết bên dưới nhé!
Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. Axit uric là một chất thải được cơ thể tạo ra khi tiêu hóa một số loại thực phẩm.
Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Gần một nửa số trường hợp bệnh gout ở ngón chân cái, những vị trí phổ biến khác bao gồm ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài 3–10 ngày.
Bởi vì đây là một bệnh lý bị gây ra do sự tích tụ axit uric trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Do vậy, chế độ dinh dưỡng có một sự liên quan mật thiết đến những người bị gout.
Nếu bạn bị bệnh gout, một số loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Chẳng hạn, những thực phẩm chứa nhiều purin như thịt nội tạng, thịt đỏ, rượu, bia, … sẽ có ảnh hưởng không tốt, vì khi purin tiêu hóa sẽ chuyển thành axit uric. Ngược lại, đối với người khỏe mạnh thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại vì cơ thể hoàn toàn loại bỏ axit uric dư thừa một cách hiệu quả.
Ngoài ra, đường fructose có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và các cơn đau gout. Hợp chất đường này làm tăng nồng độ axit uric bằng cách đẩy nhanh một số quá trình bên trong cơ thể.
Mặt khác, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các sản phẩm sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành và những thực phẩm bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa các cơn gout nhờ việc giảm nồng độ axit uric trong máu.
Nếu bạn dễ bị bệnh gout tấn công đột ngột, trước hết, nhất định phải tránh những thực phẩm giàu purin, bởi vì đây là “thủ phạm” chính dẫn đến gout.
Ngoài ra, như đãi đề cập ở trên, các loại thực phẩm có hàm lượng fructose cao cũng cần phải tránh.
Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa purin và fructose mà bạn nên tránh:
Ngoài ra, bạn nên hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
Bánh mì trắng , bánh ngọt và bánh quy cũng nên tránh. Mặc dù chúng không chứa nhiều purin hoặc fructose, nhưng lại ít chất dinh dưỡng và có thể làm tăng nồng độ axit uric.
Khi bị gout, bạn vẫn có thể ăn được những thực phẩm chứa purin, tuy nhiên, phải có hàm lượng thấp (100mg purin/ 100gram).
Dưới đây là một số thực phẩm ít purin thường an toàn cho người bị bệnh gout:
Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hàng ngày. Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Nguồn: healthline.com