Dưới góc nhìn của Đông y, mùi vị xuất hiện trong miệng vào buổi sáng là dấu hiệu cảnh báo về những căn bệnh nội tạng rất đáng chú ý.
1. Miệng có vị đắng: Hãy coi chừng viêm gan, sỏi mật Sau khi ngủ dậy, nếu nước bọt của bạn có vị đắng, hoặc nước tiểu màu vàng đặc, cần xem xét đến khả năng gan bị nóng dẫn đến viêm. Nếu miệng đắng kèm theo dấu hiệu một bên sườn phải bị sưng phù to hơn, kèm theo dấu hiệu có cảm giác lạ sau khi ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, thì nên kiểm tra xem bạn có bị sỏi mật hay không.
2. Miệng có vị ngọt: Bệnh tiểu đường đang hình thành Khi ngủ dậy mà trong miệng có cảm giác ngọt, thì chính là biểu hiện của lá lách bị tích nhiệt. Dấu hiệu này nhắc nhở bạn rằng hãy khẩn trương ăn thêm rau xanh, hạn chế ngay việc ăn quá nhiều thịt và thực phẩm chứa dầu mỡ.
3. Miệng có vị mặn: Có thể thận đã có vấn đề nghiêm trọng Khi ngủ dậy nuốt nước bọt mà trong miệng có vị mặn thì khả năng lớn là dấu hiệu của thận bị suy nhược. Nếu kèm theo hiện tượng đi tiểu nhiều hơn, vùng lưng và eo đau mỏi, sợ lạnh, mệt mỏi và các triệu chứng bất thường khác, thì hãy khẩn trương đi khám thận.
4. Miệng có vị chua: Dạ dày khó tiêu, hệ tiêu hóa gặp rắc rối Khi ngủ dậy cảm thấy trong miệng bị chua, là dấu hiệu mách bạn rằng gan và dạ dày đang có những bất thường, gan đang bị tăng khí. Lúc này, cơ thể bạn sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, tinh thần sa sút, khẩu vị ăn uống kém hoặc không muốn ăn.
5. Nhạt miệng: Có thể bị cảm lạnh, lá lách hư yếu Khái niệm miệng nhạt ở đây được hiểu là bạn ăn bất kỳ món gì cũng không cảm nhận được hương vị chính xác của nó, đều cảm thấy không ngon. Ngoài việc bạn phải kiểm tra xem có bị cảm hay không, còn phải nghĩ đến việc lá lách đang bị hư tổn.
6. Miệng tanh: Phổi có thể đang bị nóng Sau khi ngủ dậy mà trong miệng của bạn có mùi tanh, thì hãy nhớ rằng đây là một trong những dấu hiệu của bệnh phổi bốc hỏa, nóng trong.
Theo Tạp chí Dưỡng sinh / ttvn.vn