Có rất nhiều cách để phân loại các vết thương. Bạn có thể căn cứ vào cơ chế của vết thương, mức độ ô nhiễm, thời gian, … để phân chia thành nhiều loại vết thương khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung có thể xếp thành 2 loại như sau:
Các vết thương này thường là trầy xước, vết rách, vết thương thủng gây ra do bị tai nạn trong quá trình sử dụng xe cộ, dao, máy móc, các vật sắc nhọn, ... Sự cọ xát làm xước lớp biểu mô, để lộ lớp biểu bì và lớp bì.
Vết rách là một vết thương hở hay vết cắt. Hầu hết các vết rách thường chỉ ảnh hưởng đến các lớp da ở trên và lớp mô dưới da ở bên dưới.
Tổn thương cũng có thể xảy ra ở các cấu trúc bên trong như cơ, gân, mạch máu, hay các dây thần kinh.
Các vết thương gây ra do phẫu thuật được chia thành nhiều loại, điểm khác nhau là chúng chỉ ở bề mặt (ví dụ như vết mổ cắt tuyến giáp) hay là các vết mổ sâu (ví dụ như vết mổ ở bụng trong viêm phúc mạc).
Cần lưu ý rằng, tình trạng nghiêm trọng của vết thương ảnh hưởng đến thời gian lành vết thương, sự hiện diện của các ống dẫn lưu cũng như mức độ đau và khả năng gây ra các biến chứng.
Mục đích chính của chăm sóc da cho người bệnh là nhằm ngăn chặn những nguy cơ gây tổn thương và cải thiện tình trạng của lớp mô bị tổn thương giúp vết thương mau lành.
Đối với những vết thương nhỏ, người bệnh hoàn toàn có thể dựa vào chỉ dẫn của bác sĩ để tự chăm sóc, vệ sinh hằng ngày hoặc nhờ sự hỗ trợ của người thân.
Tuy nhiên, đối với những vết thương lớn hơn hoặc vùng xung quanh vết thương bị tổn thương nhiều, bạn nên ưu tiên chọn lựa các dịch vụ chăm sóc vết thương để được điều dưỡng chăm sóc đúng cách, giúp vết thương mau lành và tránh các tình huống khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
Một số nguyên tắc cần lưu ý khi chăm sóc vết thương, vệ sinh và cắt chỉ tại nhà bao gồm:
Trước khi chăm sóc, cần tiến hành nhận định tình trạng vết thương thông qua một số yếu tố như sau:
Trong quá trình thay băng vết thương, rửa vết thương, cắt chỉ vết thương cần chú ý rằng:
Áp dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn hoàn toàn trước, trong và sau khi thay băng vết thương và rửa vết thương.
Rửa vết thương theo chiều từ trên xuống, từ trong ra ngoàivà rộng 5cm so với miệng vết thương để đảm bảo vết thương được rửa một cách sạch sẽ nhất.
Thao tác nhẹ nhàng, tránh gây đau đớn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó cần an ủi động viên người bệnh để họ bớt cảm thấy lo lắng.
Hạn chế dùng oxy già đối với vết thương sạch, không có dấu hiệu nhiễm trùng vì oxy già có thể khiến vết thương lâu lành hơn.
Nên dùng thuốc giảm đau đối với vết thương lớn, tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Xử lý gọn gàng và sạch sẽ các băng gạc và dụng cụ y tế, tránh gây nhiễm khuẩn.
Có thể bạn chưa biết, nhưng mỗi một loại vết thương sẽ yêu cầu thời gian cắt chỉ khác nhau. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng.
Trường hợp vết thương chưa lành mà tiến hành cắt chỉ sớm thì tình trạng vết thương có thể trở nên xấu hơn, làm thời gian bình phục kéo dài hơn so với thông thường.
Ngược lại, nếu cắt chỉ quá muộn có thể dẫn đến nhiễm trùng vết thương và tạo ra hiện tượng biểu mô hoá quanh sợi chỉ, làm cho sẹo có hình xương cá.
Người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng trước khi quyết định có được cắt chỉ hay chưa. Cụ thể, thời gian cắt chỉ tiêu chuẩn đối với một số loại vết thương là:
Theo đó, bệnh nhân sẽ được:
1. Thay băng gạc tại nhà hàng ngày chống viêm nhiễm vết thương.
2. Vệ sinh vết thương sau phẫu thuật, do chấn thương, tai nạn, có các dấu hiệu nhiễm trùng, có nhiều chất tiết hoặc có sự hiện diện của mô hoại tử, vết bỏng, …
3. Cắt chỉ tại nhà.
4. Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cách chăm sóc vết thương đúng cách.
Cùng eDoctor mang đến những điều tốt đẹp nhất cho những người thân yêu của bạn nhé!
Liên hệ đến hotline 1900 6115 hoặc truy cập https://edr.vn/homecare để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích hơn.
Tải ngay ứng dụng eDoctor: https://dl.edoctor.io/taiapp để nhận thông tin sức khỏe mỗi ngày.