Cảm mạo phong hàn (cảm lạnh) là bệnh do cảm phải phong hàn tà của thời tiết. Bệnh thường gặp vào mùa đông, xuân hàn khí nhiều, dễ xâm phạm vào kinh lạc , bì phu gây bệnh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thời tiết thay đổi thất thường, mùa xuân, mùa hè cũng gặp phải căn bệnh này khi trời đột ngột trở lạnh. Hoặc do đang ngoài trời nóng lại vào phòng bật điều hòa, quạt lạnh gây ra trúng phong hàn mà thành cảm mạo.
Bệnh cảm mạo phong hàn thường diễn biến nhẹ, người bệnh thường thấy sốt nhẹ, sợ lạnh, sợ gió nhiều, đau đầu, đau mình, đau nhức các khớp xương, ho, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều…. Bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày.
Phải phân biệt với các bệnh dịch lệ, thời khí (bệnh truyền nhiễm do virus) có tính chất lây lan nhanh chóng, dễ chuyển nặng, có biến chứng xảy ra.
Theo ThS. Trương Thành An – Phó khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp giới thiệu một số kinh nghiệm dân gian dùng để điều trị cảm mạo phong hàn (cảm lạnh).
Xông hơi thảo dược là một phương pháp dân gian thường dùng, đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả với các chứng bệnh do phong hàn. Xông hơi nóng và tinh dầu thảo dược có tác dụng khu phong tán hàn đuổi tà khí ra khỏi kinh lạc, bì phu mà khỏi bệnh.
Các loại thảo dược thường dùng: Kinh giới, lá tre, bạc hà, hương nhu, vỏ, lá bưởi, cúc tần, ngải cứu, gừng, sả mỗi thứ một nắm.
Cách dùng: Dược liệu rửa sạch, có thể thái nhỏ, cho vào nồi lớn, them nước đủ dùng, đun lửa lớn cho sôi 5- 10 phút thì nhắc ra. Người bệnh ngổi trong phòng kín gió, dùng khăn dày trùm qua người và nồi nước xông đã chuẩn bị sao cho mồ hôi ra dâm dấp là được. Ngày xông 1 lần. Sau xông lấy khan lau hết mồ hôi, có thể ăn thêm bát cháo hành tía tô để tăng tác dụng.
Ngoài ra hiện giờ có nhiều loại máy xông hơi thảo dược tiện lợi và tinh dầu thảo dược khiến việc xông dễ dàng chuẩn bị hơn.
Cạo gió – giác hơi là 2 phương pháp phối hợp dùng tác dụng kích thích trên kinh lạc (thường là kinh bang quang 2 bên lưng) để đuổi phong hàn tà ra. Trước cạo gió, giác hơi vẫn lưu truyền trong dân gian dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên khi làm cần có kiến thức về YHCT cũng như đúng chỉ định mới có tác dụng, ít biến chứng.
Đây là một món ăn “nổi tiếng” của Việt Nam trong chuyện tình Thị Nở- Chí Phèo. Trong món này, hành (thông bạch) có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí, tía tô (tử tô) cũng có tác dụng tán hàn giải cảm, chữa ho, long đờm. Gạo tẻ có tác dụng bổ trung, ích khí kiện tỳ.
Ba vị phối với nhau vừa có tác dụng khu phong tán hàn, giải cảm, lại ích khí bổ trung kiện tỳ giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh mà không bị mệt. Ngoài ra có thể thêm một chút gừng tươi vào bát cháo làm tăng hiệu quả tán hàn.
Đây là một thức uống rất tốt cho những người bị cảm lạnh dặc biệt sau đi mưa. Một chút gừng tươi thái lát hãm với nước nóng và chút đường đỏ là chúng ta đã có một cốc trà gừng đường đỏ có công hiệu tán hàn giải biểu lại ôn trung. Nếu hàn nhiều, chúng ta có thể cho một chút rượu trắng vào để tăng tác dụng tán hàn, hoạt huyết.
Nguyên liệu gồm 10 gam hành tươi, 15 gam rau mùi tươi, 15 gam gừng tươi. Cả ba thứ thái thỏ, đun sôi 5 phút sau đó chắt lấy nước, uống khi ấm, nóng. Có thể thêm chút đường đỏ cho dễ uống. Tác dụng: giải biểu tán hàn.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tải ứng dụng eDoctor để nhận thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích.