Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa thể hiện ở tình trạng đường huyết trong cơ thể tăng cao.
Theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường quốc tế (IDF), hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 537 triệu người mắc bệnh tiểu đường và dự đoán đến năm 2024 con số này sẽ tăng lên 671 triệu người.
Cũng theo thống kê của IDF, trong năm 2021, có khoảng 7 triệu người trên thế giới tử vong do bệnh tiểu đường hoặc do các biến chứng của nó. Không những thế, có tới 40% bệnh nhân tử vong do COVID-19 mắc bệnh lý tiểu đường.
Ngoài ra, tình trạng trẻ hóa ở bệnh nhân tiểu đường cũng đang là vấn đề đáng báo động.
Vậy tiểu đường nguy hiểm đến mức nào? Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh được những biến chứng của căn bệnh này?
Đái tháo đường là bệnh tăng glucose mạn tính có đặc điểm tiến triển âm thầm lặng lẽ và gây ra nhiều biến nguy hiểm thậm chí có thể tử vong như chứng mạch máu (nhồi máu cơ tim, nhồi máu não) và tổn thương thần kinh hay tổn thương các cơ quan: Tim, mắt, thận, thần kinh...
Bệnh biểu hiện kín đáo nên bệnh nhân rất khó phát hiện và dễ bỏ qua khi có biến chứng nặng thậm chí bị nhiều năm thì người bệnh mới phát hiện ra được nên chúng ta phải có những phương pháp giúp người bệnh phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm để có hướng điều trị và phòng ngừa biến chứng từ giai đoạn sớm nhất từ giai đoạn tiền đái tháo đường.
Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh tiền đái tháo đường. Tuy nhiên một số người vẫn cho rằng có liên quan đến di truyền học có thể đóng vai trò trong việc làm tăng các yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đường. Có nghĩa là do gen kiểm soát insulin bị tổn thương khiếm khuyết bất thường làm cho cơ thể của bạn không thể sử dụng insulin một cách hợp lý với sinh lý của cơ thể. Từ đó đường sẽ tích tụ trong máu dẫn đến đường cao lên. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng khi cơ thể mỡ thừa tăng lên kéo dài cũng có thể dẫn đến bệnh tiền đái tháo đường. Hiện nay bệnh tiền đái tháo đường là bệnh rất phổ biến, phát hiện sớm dễ dàng và có thể điều trị phòng ngừa tiền đái tháo đường từ giai đoạn rất sớm.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học và xã hội việc phát hiện các yếu tố nguy cơ và tầm soát các yếu tố sớm để phòng ngừa và điều trị từ giai đoạn rất sớm là việc rất cần thiết để giảm gánh nặng cho bệnh nhân và xã hội. Sau đây là các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type 2.
- Tiền sử gia đình có các thành viên bị đái tháo đường (bố, mẹ, ông, bà).
- Tiền sử đái tháo đường thai kỳ
- Tuổi > 40 tuổi
- Dân tộc
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
- Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
- Hạn chế hoạt động thể lực hoặc lười vận động khi bạn càng ít vận động, nguy cơ mắc tiền đái tháo đường càng cao.
- Thừa cân: Thừa cân là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tiền đái tháo đường. Đặc biệt, những người có chỉ số BMI trên 35 sẽ rất dễ mắc bệnh.
- Kích thước vòng eo: Vòng eo lớn là một trong những nguyên nhân của tình trạng đề kháng insulin.
- Rối loạn lipid máu
- Tăng huyết áp > 140/90 mmHg.
- Phụ nữ mang thai có thừa cân, đã được chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường, đều có nguy cơ cao phát triển đái tháo đường thai kỳ (GDM). Ngoài ra, trước đây đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ hoặc thuộc nhóm dân tộc nhất định, có nguy cơ gia tăng phát triển đái tháo đường thai kỳ.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Hội chứng này xuất hiện ở nữ với các triệu chứng như chu kỳ kinh nguyệt không đều, rậm lông và béo phì. Hội chứng này làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường;
- Chủng tộc: Mặc dù vẫn chưa có lý do rõ ràng, những người thuộc các chủng tộc nhất định – bao gồm người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, gốc Ấn Độ và gốc châu Á – có nhiều khả năng xuất hiện bệnh tiền đái tháo đường.
- Giấc ngủ: Ngưng thở khi ngủ là rối loạn giấc ngủ, trong đó, người bệnh sẽ ngưng thở nhiều lần trong khi ngủ, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém. Những người làm việc thay đổi ca ngày hoặc ca đêm có thể gặp những vấn đề về giấc ngủ. Các vấn đề về ngủ cũng có thể có tăng nguy cơ đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường loại 2.
Xem thêm 5 thói quen hằng ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, phải bỏ ngay
Hiện nay có 3 xét nghiệm hay dùng để chẩn đoán tiền đái tháo đường:
- Xét nghiệm A1C (hay còn được gọi HbA1C)
Xét nghiệm này đo lường tỷ lệ đường trong máu của người bệnh trong vòng 2-3 tháng. Nồng độ HbA1C bình thường dưới 5,7%. Nồng độ HbA1C giữa 5,7-6,4% được coi là tiền đái tháo đường. Trên 6,5% qua hai lần xét nghiệm thì được chẩn đoán đái tháo đường;
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói
Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu sau một đêm không ăn gì. Mức đường huyết 100-125 mg/dL (5,6-6,9 mmol/L) được coi là tiền đái tháo đường;
- Dung nạp glucose qua đường uống 75g với 2 mẫu
Xét nghiệm này yêu cầu người bệnh phải nhịn đói qua đêm ít nhất 8h đến 10h. Trước khi đo, người bệnh sẽ uống một ly nước đường và chờ cho đường đi vào máu. Sau đó 2h uống thì bác sĩ sẽ lấy máu để đo lượng đường. Mức đường huyết 140-199 mg/dl (7,8-11,0 mmol/l) được coi là tiền đái tháo đường;
Đối với tất cả các xét nghiệm, nồng độ đường càng cao thì nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường càng lớn.
6 dấu hiệu chứng tỏ có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường
Điều tối quan trọng với người tiền đái tháo đường là duy trì cân nặng hợp lý và cắt giảm lượng mỡ, tinh bột, đường trong khẩu phần ăn.
Phải lên kế hoạch để có chế độ ăn uống hợp lý:
- Giảm đường, tinh bột và chất ngọt, thay thế bằng chất đạm từ thịt, cá, trứng và rau xanh, hoa quả.
- Nên lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ. Không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ
- Tăng cường ăn cá, tối thiểu 2 bữa/tuần
- Hạn chế thức ăn giàu mỡ động vật, nội tạng động vật
- Tăng cường khẩu phần rau, hoa quả trong các bữa ăn
- Hạn chế ăn mặn, nước ngọt có gas, bánh kẹo
- Hạn chế tối đa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
Tập luyện thể thao đúng và hợp phù hợp mình
- Hàng ngày, người tiền tiểu đường có thể đi bộ hoặc tập 1 môn thể dục nào đó với thời lượng khoảng 45p – 60 phút mỗi ngày, và không nên nghỉ quá 2 ngày trong 1 tuần.
- Để nhớ và duy trì được thói quen này, bạn nên nghỉ ngơi sau ăn khoảng 30-45 phút, sau đó đi bộ xung quanh khoảng 15-20 phút. Vậy tổng giờ hoạt động trong ngày sau 3 bữa chính sẽ được đảm bảo.
- Với những bạn trẻ làm công việc văn phòng nên hạn chế việc sử dụng thang máy, thay vào đó nên chọn đi cầu thang bộ và tránh ngồi quá lâu. Mỗi 1 tiếng nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong phòng làm việc để làm tăng sự nhạy cảm của insulin.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết nhanh chóng
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động, người tiền tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát đường huyết của mình bằng liệu pháp thảo dược tự nhiên an toàn. Phương pháp này sẽ ổn định các chỉ số nhanh chóng và đẩy lùi nguy cơ tiến triển thành bệnh mạnh mẽ hơn.
Đồng thời, nên kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ để phòng bệnh cũng như tìm cách điều chỉnh lượng đường nạp vào trong cơ thể hoặc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu thụ đường.
eDoctor với dịch vụ lấy máu tại nhà rất thích hợp cho người kiểm tra đường huyết mà không phải đi tới viện hay xếp hàng chờ kết quả. Tiếp kiệm rất nhiều thời gian vì chỉ cần 15 phút lấy máu và khi có kết quả sẽ được bác sĩ gọi điện trực tiếp tư vấn về tình trạng sức khỏe hiện tại. Để lại thông tin đăng ký tại đây, eDoctor sẽ liên hệ tư vấn và giải đáp thêm cho bạn.
Nguồn: mangyte.vn và vinmec.com