Đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba dẫn đến tử vong sau bệnh tim mạch và ung thư. Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 600.000 người mới mắc và tái phát đột quỵ, trong đó 160.000 người tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào việc sơ cấp cứu. Hầu hết những chức năng mà một người phục hồi được trong vòng 30 ngày đầu sau đột quỵ là do phục hồi tự phát. Tuy vậy, việc phục hồi chức năng vẫn quan trọng.
Phần lớn việc phục hồi chức năng thành công tùy thuộc vào:
– Việc phục hồi chức năng được bắt đầu sớm đến đâu – Mức độ tổn thương não – Thái độ của người bệnh
– Kỹ năng của nhóm phục hồi chức năng – Sự hợp tác của gia đình và bạn bè Những người bị suy giảm chức năng ít nhất thường có thuận lợi nhất. Nhưng ngay cả với chỉ một chút cải thiện, thì phục hồi chức năng có thể đem lại sự khác biệt giữa việc được trở về nhà hay phải ở lại viện điều dưỡng. Với một người sống sót sau đột quỵ, mục tiêu phục hồi chức năng là càng tự lập và hữu ích càng tốt. Điều đó có thể là việc cải thiện các khả năng của cơ thể. Thường thì những kỹ năng trước đây đã bị mất đi và nay cần tới những kỹ năng mới. Cũng cần phải duy trì và cải thiện tình trạng thể chất của người bệnh khi có thể. Việc phục hồi chức năng bắt đầu sớm khi các y tá và nhân viên bệnh viện nỗ lực ngăn ngừa các vấn đề thứ phát như cứng khớp, té ngã, lở loét do nằm liệt giường và viêm phổi.
Những chứng bệnh này có thể xảy ra do điều trị trên giường trong một thời gian dài. Người sau khi đột quỵ cần có chế độ sinh hoạt như thế nào?
– Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân giữ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi để tránh bị sặc vào đường thở.
– Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hàng ngày. Cố gắng để bệnh nhân tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
– Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê), hạn chế dùng muối.