Sau khi mua trái cây về, hầu hết tất cả mọi người đều bóc cái miếng dán nhỏ nhỏ phía trên bỏ đi. Tuy nhiên, điều đó thật sự đáng tiếc. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng mã số in trên miếng dán để phân loại trái cây và đưa ra chọn lựa phù hợp, an toàn cho gia đình.
Các loại trái cây nhập khẩu thường được gắn một nhãn nhỏ với 4 hoặc 5 chữ số liền nhau.
Nếu là 4 chữ số thì chúng luôn bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4. Nếu là 5 chữ số thì sẽ luôn bắt đầu bằng 8 hoặc 9.
Mỗi đầu số sẽ biểu hiện một ý nghĩa khác nhau, cụ thể:
Bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4: Trái cây được trồng theo phương thức thông thường, dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trừ cỏ, chất bảo quản trong danh mục cho phép. Đối với loại trái cây này, bạn được khuyến khích nên rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn.
Bắt đầu bằng số 8: Đó là loại trái cây biến đổi gene (GMO), đã bị biến đổi về mặt di truyền. Mức độ an toàn của loại trái cây này vẫn đang được nhiều chuyên gia nghiên cứu. Do vậy, tốt nhất bạn không nên ăn.
Bắt đầu bằng số 9: Đây là rái cây trồng hữu cơ, tức là quá trình canh tác không dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trừ cỏ độc hại, không giống GMO, không kích thích tăng trưởng. Không chỉ vậy, quá trình bảo quản cũng không dùng các chất bảo quản độc hại.
Bỏ quan phần mã vạch, chúng ta quan tâm đến dãy số trên miếng dán. Theo đề cập về các đầu số ở trên, đối với các loại trái cây nhập khẩu, mã số biến thiên từ 3000 đến 3999 và 4000 đến 4999.
Khoảng những năm 1990, các giống biến đổi gene hiện tại vẫn chưa phổ biến trên thị thường vì rất nhiều người e ngại sử dụng chúng. Sản phẩm hữu cơ cũng còn hiếm do quy trình tròng trọt, thu hoạch, bảo quản tương đối khó khăn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật và tương đối tốn kém chi phí.
Do vậy, hoa quả đầu 3 hay đầu 4 là được sản xuất và lưu thông rộng rãi nhất. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng đầu 3 hoặc đầu 4 cũng đều chỉ nói đến trái cây trồng theo phương pháp thông thường, tức là dùng phân thuốc đủ loại; không nói rằng trái cây đó có an toàn hay không bởi vì an toàn là yếu tố bắt buộc của một sản phẩm nếu muốn xuất ra thị trường ở các nước phát triển.
Hai đầu số này cũng không nói rõ về phương pháp xử lý hay bảo quản chúng. Có nhiều phương pháp bảo quản khác nhau như bọc màng sáp, trữ lạnh, trữ đông, rút oxy… tùy vào điều kiện và nhà cung cấp lựa chọn.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, khi các loại rau củ quả biến đổi gene được phát triển nhiều và bán phổ biến hơn, người tiêu dùng lo ngại về sự an toàn của những giống trái cây này, do vậy đã yêu cầu phải có sự phân biệt.
Giờ đây các loại trái cây GMO sẽ được dán miếng dán có 5 chữ số và bắt đầu bằng số 8.
Ví dụ, táo fuji trồng theo phương thức thông thường hiện chia làm hai loại là: 4129 loại nhỏ và 4131 loại lớn. Nếu thêm số 8 sẽ ra 84129 là táo fuji GMO loại nhỏ và 84131 là táo Fuji GMO loại lớn.
Đặc biệt, khi phong trào hữu cơ bùng nổ vào những năm 2000, đầu số 9 được thêm vào các loại trái cây hữu cơ để phân biệt với hai nhóm còn lại.
Tương tự ví dụ trên, táo fuji thêm đầu số 9 ở trước, 94129 là táo fuji trồng hữu cơ loại nhỏ và 94131 là táo fuji hữu cơ loại lớn.
Trái cây hữu cơ cần tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt được thiết lập bởi các nước và các tổ chức thương mại quốc tế. Cụ thể các tiêu chuẩn ở một số quốc gia bao gồm:
Bên cạnh việc chú ý đến mã số PLU trên mỗi loại trái cây, tem còn có in xuất xứ như New Zealand, USA, Japan... để bạn dễ dàng biết được loại mình mua được trồng ở đâu.