Chồng cô Trương Thiết Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) làm việc ở một thành phố khác, chỉ có cô và con trai 17 tuổi ở nhà. Do bận rộn công việc, hơn nữa lại muốn tiết kiệm nên cô Trương không muốn mua đồ ăn bên ngoài, cô thường nấu một món nhưng ăn trong mấy ngày.
Dạo gần đây, cô Trương cảm thấy đau bụng, sau khi đến bệnh viện khám thì được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày. Bác sĩ khuyên cô nên đưa cả con trai đến bệnh viện kiểm tra, không may con trai cô cũng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày !
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ được biết chế độ ăn của 2 mẹ con cô Trương có đặc điểm là thường ăn đồ thừa và thích ăn đồ chua. Bác sĩ lắc đầu thở dài: Hai đồ ăn này nên xuất hiện trên bàn ăn càng ít càng tốt!
Hai nhóm đồ ăn gây hại
1. Thức ăn nhiều muối
Món dưa chua mẹ con cô Trương ăn thuộc nhóm nhiều muối. Theo bác sĩ, mọi chất đều có ngưỡng độc riêng. Nếu tích tụ một chất nào đó vượt quá ngưỡng nhất định, chúng đều có thể thành chất độc hại và muối cũng vậy. Khoa học ngày nay đã xác nhận việc ăn quá nhiều muối (quá mặn) thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Đến nay, có 2 cơ chế gây ung thư của muối được đề xuất:
- Làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.pylori: Vi khuẩn này được cho là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ung thư dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy việc ăn quá mặn mỗi ngày gây tăng khả năng nhiễm loại vi khuẩn này, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.
- Gây tổn hại niêm mạc dạ dày: Muối được cho kích thích viêm mạn tính ở niêm mạc dạ dày, từ đó mở đường cho ung thư phát triển.
Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều muối mỗi ngày không chỉ gây tăng nguy cơ ung thư dạ dày, mà còn làm tăng khả năng các bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ.
Để giảm lượng muối ăn hàng ngày, bạn có thể ăn nhiều trái cây và rau củ tươi. Ăn nhiều thực phẩm giàu kali (potassium). Kali giúp giảm hiệu ứng của natri lên huyết áp. Kali cũng có nhiều trong rau xanh và quả từ các cây dây leo. Dùng gia vị khác để tăng hương vị cho thực phẩm thay vì dùng muối và các sản phẩm nhiều muối (nước mắm, nước tương). Ngoài ra, bạn nên chọn thực phẩm ít muối (natri) theo hàm lượng trên bao bì (nếu có).
2. Thức ăn thừa
Thức ăn thừa thường có hợp chất nitroso. Các hợp chất nitroso bao gồm nitrosamine và nitrit. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất nitroso có liên quan tích cực đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày. Thức ăn thừa, đồ chua, nướng, chiên và các loại thực phẩm khác có thể tạo ra một số hợp chất nitroso.
Ngoài ra, thực phẩm lưu trữ quá lâu và bị thối rữa sẽ làm tăng sản xuất hợp chất nitroso. Nếu không thể ăn hết, tốt nhất bạn nên cất trong tủ lạnh và ăn càng sớm càng tốt để tránh bị hỏng. Đặc biệt là với các loại rau ăn lá và các món hải sản, cố gắng không để qua đêm. Ngoài ra, những thực phẩm như thịt muối, thịt xông khói được để lâu ngày vì chúng không chỉ chứa nhiều muối natri mà còn có các chất gây ung thư như hydrocacbon thơm đa vòng và nitrosamine.
Thứ nhất, thức ăn thừa cần lưu trữ khoa học, cần tránh đụng đũa quá nhiều. Thứ hai, thức ăn thừa nên được bảo quản trong hộp kín, đảm bảo vệ sinh. Thứ ba, để lưu trữ thực phẩm còn sót lại, hãy đặt nó trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp để tránh sự phát triển của vi sinh vật.
Đặc biệt lưu ý thức ăn thừa phải đun nóng trước khi ăn. Mục đích của việc đun nóng chủ yếu là để tiêu diệt các vi sinh vật, cách tốt nhất là đun nóng trong khoảng 10 phút, tránh việc chỉ làm nóng bề mặt ngoài, không tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật.
1. Máu trong phân
Triệu chứng này thường xuất hiện vào giai đoạn muộn của bệnh nhưng cũng có thể sớm. Máu xuất hiện trong phân có thể do sưng viêm từ khối u trong dạ dày.
2. Mệt mỏi
Người bệnh xuất hiện cơ mệt mỏi do mất máu, cùng với việc giảm cân bất ngờ. Mất máu có thể dẫn đến thiếu máu, số lượng tế bào hồng cầu thấp, có khả năng là nguồn gốc của kiệt sức.
3. Tiêu chảy, táo bón
Thói quen đi vệ sinh của bạn thay đổi, có thể gặp phải những cơn tiêu chảy hoặc táo bón tái phát không bình thường. Thậm chí, người bệnh cảm thấy buồn nôn, khó chịu ở bụng kéo dài một vài ngày.
4. Mất cảm giác thèm ăn
Nếu bạn là một người thích ăn uống, đột nhiên mất hứng với đồ ăn, ăn không còn cảm giác ngon miệng thì nên đến bác sĩ thăm khám. Loét dạ dày cũng gây mất cảm giác ngon miệng, cũng là yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày.
5. Ợ nóng
Chứng ợ nóng khá phức tạp, có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, chúng thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị. Những người bị ợ nóng có thể bị loét dạ dày, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày, tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.
Chứng ợ nóng biểu hiện qua cảm giác nóng rát, buồn nôn hoặc thậm chí đau ngực, do đó, người bệnh không dễ dàng tự chẩn đoán. Nếu chúng xuất hiện thường xuyên, bạn hãy đến phòng khám kiểm tra.
6. Khó nuốt
Nếu có một khối u dạ dày kéo dài đến thực quản, bạn có thể cảm thấy khó nuốt. Người bệnh có cảm giá thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, có thể kèm biểu hiện ho hoặc nghẹt thở khi ăn, uống.
7. Cảm giác no
Đây có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn sau, nhưng nó đáng chú ý. Cảm giác no sớm xảy ra khi cơ bụng không đẩy thức ăn qua ruột đúng cách.
Cảm giác no có thể cảnh báo khối u, nhưng cũng có thể gây ra bởi tình trạng gastroparesis (liệt dạ dày) - các cơ bắp ở thảnh bao tử hoạt động yếu ớt làm cho bao tử không tiêu hóa đúng. Kết quả thức ăn nằm trong bao tử lâu hơn thông thường.
Nguồn: CafeF