I. ĐẠI CƯƠNG 1.
Định nghĩa Ung thư vú là ung thư hình thành trong các tế bào ở vú. Đây là loại ung thư có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng thường gặp ở phụ nữ hơn. Tại Mỹ, đây là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ hai sau ung thư da, tuy nhiên trong nhưng năm gần đây bệnh đã có xu hướng giảm xuống, nhưng đây vẫn là một căn bệnh đáng sợ với nhiều phụ nữ. 2. Dịch tễ Ung thư vú là loại ung thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ ở nhiều nước công nghiệp phát triển. Theo Cơ quan nghiên cứu Ung thư Thế giới (IARC) năm 1998 Ung thư vú chiếm 21% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ. Xuất độ chuẩn hóa theo tuổi của ung ở phụ nữ là 92,04/ 100000 dân ở Châu Âu và 67,48/ 100000 dân trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ở nữ giới, Ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao ở 2 thành phố lớn là: Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi 20,3/ 100000 dân, Hồ Chí Minh với xuất độ theo tuổi 16/ 100000 dân. 3. Các yếu tố nguy cơ Hiện nay, nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được biết rõ ràng. Người ta nhận thấy nguy cơ xảy ra tăng lên ở những trường hợp sau: Tuổi: tăng lên theo độ tuổi. Phụ nữ trên 60 tuổi thường có nguy cơ lớn hơn so với những người trẻ tuổi. Kinh nguyệt: những người bắt đầu có kinh nguyệt từ trước năm 12 tuổi thường có nguy cơ cao mắc Ung thư vú. Có con muộn: những phụ nữ sinh con lần đầu sau tuổi 35 thường có nguy cơ cao. Mãn kinh: nếu bắt đầu thời kỳ mãn kinh muộn sau tuổi 55 thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Béo phì: làm tăng nguy cơ Ung thư vú Liệu pháp hormone sau mãn kinh: những phụ nữ uống thuốc điều trị hormone estrogen và progesterone để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ khác. Tiền sử mắc bệnh: nếu đã bị Ung thư vú một bên làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cho bên còn lại. Tiền sử gia đình: nếu gia đình có mẹ, chị em gái hoặc con gái bị bệnh làm tăng nguy cơ mắc Ung thư vú của các nhân đó. Thừa hưởng gen đột biến từ cha mẹ: BRCA1 và BRCA2 là những gen làm gia tăng đáng kể nguy cơ Ung thư vú và một số ung thư khác (khoảng 5 – 10%) Tiền sử chiếu tia xạ: chiếu tia xạ để điều trị các bệnh lý khác ở vùng ngực làm tăng nguy cơ.
II. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ 1. Các triệu chứng Thường gặp nhất là khối u ở vú không đau, cứng. Tiết dịch bất thường từ núm vú. Thay đổi màu sắc, làn da của vú như: tấy đỏ, rỗ da → giống vỏ quả cam. Thay đổi kích thước, hình dạng của vú. Núm vú bị co kéo, lõm, bong tróc da Nếu bệnh nhân đến muộn: có thể thấy các triệu chứng của ung thư tiến triển, di căn: Hạch nách, hạch trên đòn lớn. Tràn dịch màng phổi, màng ngoài tim gây đau ngực, khó thở. Bụng báng, gan to do di căn ổ bụng. Gãy xương do ung thư di căn xương. Di căn não gây đau đầu, liệt, hôn mê…. 2. Các xét nghiệm chẩn đoán Siêu âm tuyến vú: là xét nghiêm đơn giản, rẻ tiền, an toàn, giúp phân biệt rõ bản chất tổn thương dạng nang hay đặc. Nhũ ảnh: đây là phương tiện thường được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ đề nghị chụp nhũ ảnh mỗi năm cho nhu ngữ phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú bắt đầu ở đổ tuổi từ 40. CT scan, MRI, PET: có thể khảo sát đượng những tổn thương nhỏ trong mô vú dày hoặc những tổ thương ở sâu. Giải phẫu bệnh – Tế bào học: FNA: dùng một kim nhỏ để lấy tế bào xét nghiệm, đây là xét nghiêm an toàn, đơn giản, có độ nhạy cao và độ đặc hiệu khá cao. Sinh thiết: có thể sinh thiết bằng lõi kim, bằng kim định vị hoặc sinh thiết mở, cho hiệu quả chuẩn đoán ung thư rất cao. Giải phẫu bệnh: Carcinoma ống tuyến vú xâm lấn là loại thường gặp nhât, kế đến carcinoma tiểu thùy tuyến vú, sarcoma, lymphoma là loại GPB ít gặp. 3. Các giai đoạn của Ung thư vú Mức độ hoặc giai đoạn ung thư vú của bệnh nhân giúp cung cấp cho bác sĩ bằng chứng để có thể đưa ra tiên lượng về bệnh, và giúp đưa ra những quyết định điều trị. Giai đoạn ung thư vú sẽ giải thích được ung thư của bệnh nhân lớn như thế nào và liệu nó đã lan rộng ra khỏi vú hay chưa. Giai đoạn I: Khối u có đường kính nhỏ hơn 2 cm. Ung thư chưa lan (di căn) tới các hạch bạch huyết. Ung thư chưa lan (di căn) ra ngoài vú.
Giai đoạn II: Lớn hơn khối u vú giai đoạn I, nhưng ung thư chưa lan (di căn) tới phần xa của cơ thể. Khối u có đường kính 2 – 5 cm. Ung thư có thể hoặc có thể chưa lan (di căn) tới các hạch bạch huyết dưới cánh tay (nách). Khối u có đường kính nhỏ hơn 5 cm – nhưng ung thư chưa lan (di căn) tới các hạch bạch huyết ở nách. Khối u có đường kính nhỏ hơn 2 cm (3/4 inch), nhưng ung thư lan (di căn) tới không quá 3 hạch bạch huyết ở nách. Không có khối u nào được tìm thấy trong vú của bạn, nhưng tế bào ung thư vú được phát hiện thấy trong không quá 3 hạch bạch huyết ở nách. Giai đoạn III: Gọi là ung thư tiến triển cục bộ hoặc vùng, thì ung thư có thể đã lan tới các hạch bạch huyết ở gần với vú – những hạch này nằm dưới cánh tay của bạn hoặc cạnh xương đòn – nhưng chưa lan tới các phần xa hơn của cơ thể. Ung thư vú viêm là một dạng ung thư mà trong đó có thể không có hạch bạch huyết hoặc khối cảm nhận được trong vú. Trong ung thư vú viêm, tế bào ung thư đã ngăn chặn các mạch bạch huyết trong da vú làm da vú sưng, đỏ, và lằn gợn hoặc trũng. Ung thư vú viêm được phân loại là ung thư vú giai đoạn III.
Giai đoạn IV: Là hình thái tiến triển nhất của Ung thư vú. Tại giai đoạn này, các tế bào ung thư vú đã lan (di căn) tới các khu vực khác của cơ thể. Ung thư vú thường lan tới các xương, não, gan, và phổi. Ung thư vú giai đoạn IV còn gọi là ung thư vú di căn.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Lựa chọn điều trị ung thư vú dựa trên loại ung thư và giai đoạn 1. Phẫu thuật Cắt bỏ u đơn thuần: thường sử dụng trong các trường hợp u còn nhỏ, tại chỗ, thường điều trị phối hợp xạ trị kèm theo. Cắt bỏ vú bên tổn thương kèm nạo hạch vùng cho tỷ lệ khỏi bệnh rất cao. Phẫu thuật trong trường hợp ung thư đã di căn giúp cải thiện chất lượng sống trong các trường hợp sùi loét gây đau nhứt, hoặc một số trường hợp di căn đơn độc não, phổi… 2. Xạ trị Bổ trợ trong các trường hợp phẫu thuật bảo tồn, giúp giảm nguy cơ tái phát Bổ trợ sau đoạn nhũ, giúp giảm tái phát trong các trường hợp nguy cơ cao như có nhiều hạch vùng, bướu nguyên phát lớn… Xạ trị tạm bợ, nâng đỡ trong các trường hợp di căn xương, thần kinh trung ương. 3. Liệu pháp toàn thân Tùy thuộc vào từng bệnh nhân, từng giai đoạn bệnh mà có thể áp dụng các biện pháp điều trị toàn thân khác nhau như: Liệu pháp nội tiết: cắt buồng trứng, thuốc ức chế thụ thể estrogen… Hóa trị: có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với phương pháp điều trị nội tiết cho các trường hợp nguy cơ tái phát cao. Liệu pháp miễn dịch và điều trị trúng đích: với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học sinh học phân tử hiện nay, ứng dụng biện pháp điều trị cụ thể tùy theo từng bệnh nhân, đã cho thấy hiệu quả lớn trong việc điều trị và duy trì, nâng cao chất lượng sống của người bệnh
PHÒNG NGỪA Thực hiện thay đổi trong lối sống hàng ngày giúp giảm được nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư: Chế độ ăn ít béo, tập thể dục, giảm cân. Cho con bú sữa mẹ Tránh tiếp xúc với các chất phóng xạ và các chất độc hại Giới hạn liệu pháp hormone sau mãn kinh Tầm soát ung thư vú khi đến tuổi hoăc với những người có nguy cơ cao với sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa. Dùng thuốc estrogen dự phòng theo chỉ định của bác sỹ Phẫu thuật dự phòng đối với các trường hợp nguy cơ rất cáo (trường hợp có gen BRCA1 BRCA2 đi truyền từ cha mẹ).
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Chấn hùng, Trần Văn Thiệp. Ung thư học nội khoa. Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh 2004: 233 -261. 2. Issam Makhoul, M.D. Breast cancer – Emedicine. 3. Cancer Incidence, Mortality and prevalence in the European Union 1998.