Một trong những thắc mắc khá phổ biến của người bệnh cũng như gia đình của họ đó chính là ung thư có uống sữa được không? Nếu được thì cách uống như thế nào là phù hợp và an toàn?
Ngày nay nhiều người lo ngại việc uống sữa làm gia tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì hầu hết các nghiên cứu này đều là nghiên cứu quan sát nên không đủ chứng cứ mạnh mẽ trong việc khẳng định sữa là nguyên nhân gây ung thư. Ngoài ra, các nghiên cứu này cũng chỉ nói lên mối liên giữa việc uống nhiều sữa và gia tăng nguy cơ ung thư. Trong khi đó, chúng ta lại có chứng cứ mạnh mẽ trong việc uống sữa làm giảm nguy cơ ung thư ruột.
Vấn đề đặt ra ở đây là uống sữa như thế nào để đạt được lợi ích, hiệu quả mong muốn và không làm tăng những nguy cơ khác.
Sữa là 1 trong 5 nhóm thực phẩm thiết yếu cần có trong bữa ăn hàng ngày, bao gồm: nhóm trái cây, nhóm rau củ quả; nhóm thịt/cá/trứng/đậu đỗ; nhóm ngũ cốc và cuối cùng là nhóm sữa. Như vậy uống sữa đúng cách lúc khỏe mạnh là uống đủ lượng và uống đúng loại sữa theo khuyến nghị, bên cạnh một chế độ ăn cân đối và đa dạng.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, 1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa nước hoặc 15g phô mai hoặc 100g sữa chua. Chúng ta có thể sử dụng 1 trong 3 loại này đều được.
Từ 20 – 50 tuổi: 3 đơn vị sữa (có nghĩa là chúng ta được phép uống 300ml sữa nước, hoặc là 200ml sữa + 1 hộp sữa chua hoặc chia đều thực phẩm cho đa dạng: 1 miếng phomai, 1 ly sữa tươi và 1 hộp sữa chua)
Từ 50 – 70 tuổi: khuyến nghị sử dụng 3,7 đơn vị sữa
Trên 70 tuổi: khuyến nghị 4 đơn vị sữa
Người trưởng thành nên ưu tiên lựa chọn loại sữa tách béo không đường vì chất béo trong sữa giàu cholesterol và axit béo no. Đây là những chất béo có hại cho sức khỏe tim mạch.
Theo khuyến nghị ăn uống dành cho người Mỹ 2015-2020, chỉ có duy nhất sữa nành có bổ sung canxi, vitamin A và D được xem tương đương với sữa bò, các loại sữa thực vật khác như sữa đậu xanh, sữa hạt hạnh nhân, óc chó… không được xem là tương đương vì thành phần các chất dinh dưỡng không giống nhau. Các loại sữa thực vật này nên được xếp vào nhóm thực phẩm giàu đạm là thit/cá/trứng/đậu đỗ.
Một ngày bệnh nhân ung thư cần được dung nạp từ 30 – 35kcalo/kg. Tuy nhiên, một trong những vấn đề phổ biến ở bệnh nhân ung thư là tình trạng rối loạn ăn uống, như: biếng ăn, khó nuốt, khô miệng, thay đổi vị giác nên việc bổ sung dinh dưỡng sẽ trở nên rất khó khăn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư còn thể gặp phải hội chứng suy mòn đi kèm, sụt cân tiến triển, không chủ ý, mạn tính, trầm trọng, đáp ứng kém với hỗ trợ thông thường.
Có thể kể đến sữa nguyên kem không đường 65 kcalo/100ml: sữa TH, sữa vinamilk…Có thể ở dạng sữa nước hoặc sữa bột mình pha theo đúng chuẩn.
Như thế nào thì được gọi là sữa cao năng lượng, cung cấp trên 100 kcalo/100ml. Thành phần dinh dưỡng cân đối các khoáng chất, vitamin…nên có thể sử dụng thay thế bữa ăn. Dòng sữa này có thể kể đến sữa Ensure rất phổ biến. Vì đối với bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị có thể gặp phải tình trạng khó ăn, muốn chuyển từ ăn đặc qua ăn lỏng thì mình có thể bổ sung thêm sữa để hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Loại sữa này được đánh giá là giàu năng lượng, thành phần dinh dưỡng cân đối trên 100 kcalo/100ml, bổ sung omega 3 (sụt kg tiến triển do tình trạng viêm khối u nên việc bổ sung omega 3 sẽ hạn chế tình trạng suy mòn). Được dùng để thay thế bữa ăn.
Bổ sung để hỗ trợ các bệnh lý như: đái tháo đường, suy thận, suy gan…
Việc lựa chọn sữa cho bệnh nhân ung thư cần dựa trên những tiêu chí như:
Khả năng ăn uống của bệnh nhân có tốt hay không?
Nếu bệnh nhân ăn uống tốt có thể bổ sung sữa tươi thông thường
Nếu bệnh nhân ăn uống kém: <60% nhu cầu cần bổ sung thêm sữa cao năng lượng, sữa ung thư
Có bệnh nền kèm theo như đái tháo đường, suy gan, suy thận…
Chọn loại sữa phù hợp với khả năng kinh tế để đi đường dài tốt hơn
Không có bằng chứng rõ ràng cho việc uống sữa có thể làm tăng nguy cơ ung thư
Người khỏe mạnh: 3 đơn vị sữa/ngày, chọn sữa tách béo không đường, bên cạnh chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý và đa dạng.
Bệnh nhân ung thư: có khả năng ăn uống kém thì có thể coi việc bổ sung sữa là cần thiết trong suốt quá trình điều trị. Có thể uống > 3 đơn vị sữa/ngày.
Lựa chọn sữa tùy thuộc vào khả năng ăn uống, bệnh nền kèm theo, điều kiện kinh tế phù hợp với gia đình.
Theo Ths. BS. Nguyễn Phương Anh