Chức năng của thận là lọc và loại bỏ các độc tố, chất thải, ra khỏi cơ thể theo đường tiểu. Tuy nhiên trong quá trình sàng lọc có những độc tố không thể hòa tan vào nước tiểu đã lắng đọng lại và hình thành sỏi thận. Tùy thuộc vào thời điểm hình thành sỏi và mức độ lắng đọng sẽ hình thành lên kích thước sỏi thận.
Do sỏi thận có thể hình thành và di chuyển ở bất kì vị trí nào trên đường đi của nước tiểu, người ta đã chia sỏi thận làm hai loại chính:
Từ bệnh lý đã có: các bệnh về đường ruột hay từng có tiền sử mổ ruột cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dịch và các khoáng chất, dễ dẫn đến sỏi ở bàng quang
Nhiễm khuẩn ở đường tiểu: môt số vi khuẩn làm tăng tính acid ở đường tiểu đồng thời làm tăng khả năng hình thành sỏi thận.
Uống ít nước: đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hình thành sỏi thận, nhất là đối tượng lao động nặng, ra nhiều mồ hôi và giảm việc thải nước qua đường tiểu, khiến thận thiếu hụt đi lượng nước cần thiết để làm nhiệm vụ. Uống ít nước khiến nước tiểu cô đặc, giảm khả năng hòa tan các chất độc trong cơ thể, khiến các tinh thể chưa được hòa tan dễ kết tụ và hình thành sỏi.
Ăn quá mặn, quá nhiều đạm: Các loại thực phẩm như cá khô, thịt khô, là những thực phẩm chứa lượng muối rất cao hoặc các thức ăn chứa nhiều protein cũng là căn nguyên hình thành nên sỏi thận.
Những viên sỏi có kích thước nhỏ tầm 5mm có thể trôi theo đường tiểu ra ngoài, do vậy người có dấu hiệu hình thành sỏi, nên tích cực uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải sỏi thận ra ngoài và ngăn ngừa sỏi phát triển lớn hơn. Khi lượng nước tiểu tăng lên, các hoạt chất khó có thể kết dính để hình thành cục sỏi được. Uống nhiều nước là phương pháp chính để điều trị sỏi thận khi sỏi chưa hình thành lớn.
Tích cực uống nhiều nước đặc biết khi uống các loại nước chanh, nước cam các muối citrate sẽ được đào thải ra nước tiểu.
Tránh ăn thực phẩm quá giàu oxalate, purine: các nhóm thức ăn có chứa nhiều gốc oxalate, purine hay nhiều đạm sẽ làm dễ hơn quá trình tạo ra sỏi thận như cải bó xôi, củ cải đường, sôcôla, đậu bắp, thịt nội tạng, thịt đỏ... Tránh uống quá nhiều vitamin C (viên canxi C), nước khoáng giàu carbonate...
Dùng thêm thuốc hỗ trợ: chủ yếu là lợi tiểu và thuốc chữa các bệnh có xu hướng dễ gây sỏi thận như bệnh gout, hội chứng chuyển hóa... Kim tiền thảo, mã đề, râu ngô… cũng để tăng lượng nước tiểu lên...
Không hạn chế thực phẩm giàu canxi: trước đây, khi phân tích thành phần hóa học của sỏi thận người ta thấy đa số là sỏi canxi-oxalate. Vì thế có ý kiến cho là phải hạn chế canxi trong thực phẩm để ngừa sỏi. Nhưng khá nhiều công trình khoa học nghiêm túc cho thấy quan niệm sai lầm.
Canxi trong thực phẩm sẽ kết hợp với oxalate tạo thành phức hợp calcioxalate không hòa tan và không thể hấp thu vào máu, nên sẽ được thải theo phân ra ngoài. Tương tự, khi ăn quá nhiều oxalate mà không đủ lượng canxi tương ứng, oxalate được hấp thu vào máu sẽ thải ra thận cũng gây nguy cơ sỏi thận.
Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ cũng góp phần hỗ trợ truy vết sỏi thận, giúp bạn ngăn ngừa sớm sự hình thành và phát triển sỏi thận.
Liên hệ eDoctor qua số hotline 1900 6115 hoặc nhắn tin cùng chuyên viên tư vấn y tế qua fanpage eDoctor để được tư vấn chi tiết nhé. !