Thời tiết những ngày này bắt đầu có sự thay đổi thất thường, mưa nhiều hơn và lạnh hơn. Đây chính là thời điểm hệ miễn dịch của bé trở nên yếu hơn, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh tấn công. Do đó, bé rất dễ mắc phải một số “bệnh vặt” như viêm mũi, viêm họng, ho, sổ mũi, cảm cúm, …
Vậy, phải làm thế nào để hạn chế việc bé bị cảm cúm, sổ mũi hoặc làm giảm tình trạng viêm mũi, họng? Dưới đây là những chia sẻ về một số loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả khi viêm mũi và họng mà mẹ có thể tham khảo nhằm cải thiện sức khỏe tốt hơn cho con.
Một bát canh rau củ ấm sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và làm dịu cơn đau cho con. Các loại rau củ là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin bao gồm các vitamin tan trong dầu là A, D, E, K, nhóm vitamin tan trong nước như vitamin C và các vitamin nhóm B. Đây được xem là những dưỡng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch.
Ngoài ra, mẹ có thể thêm một số thành phần có lợi khác như tỏi, nghệ, tiêu đen vào canh để tăng mức độ hiệu quả. Các hợp chất lưu huỳnh và hợp chất kháng khuẩn, kháng nấm chứa trong tỏi hỗ trợ rất tốt cho việc chống lại tình trạng viêm, đặc biệt là ở mũi và họng.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất curcumin chứa ở rễ củ nghệ giúp giảm nồng độ các enzym gây ra chứng viêm rất hiệu quả. Tuy nhiên, chất curcumin này sẽ không phát huy tác dụng nếu không bổ sung piperine, một chất có trong hạt tiêu đen. Chính vì vậy, thêm tiêu đen và nghệ vào canh là phương pháp mà mẹ có thể tham khảo để ngừa tình trạng viêm mũi, họng của con trở nên nặng hơn.
Vitamin C được biết đến là một dưỡng chất hỗ trợ rất tốt cho việc củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Vì vậy, trẻ bị viêm mũi, họng thường được bác sĩ khuyên bổ sung vitamin C để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Một số thực phẩm giàu vitamin C mà mẹcó thể tham khảo là cam, ổi, chuối chín, cà rốt, rau xanh, ...
Khoai lang là thực phẩm cung cấp hai chất dinh dưỡng hỗ trợ miễn dịch chính - vitamin A và C. Chúng đồng thời chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm. Theo đó, mẹ có thể tận dụng khoai lang để chế biến một số món ăn ngon cho bé, trong đó có cả bánh pudding khoai nghiền với quế và một ít nguyên liệu khác như gia vị, bột hạnh nhân, …
Ngoài việc cung cấp các hợp chất chống viêm, hoa cúc đã được chứng minh là giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn, hỗ trợ phục hồi cơ thể không chỉ vào những lúc bị viêm họng, viêm mũi mà cả khi mắc phải một số bệnh lý khác. Hơn nữa, vị dịu ngọt nhẹ nhàng của hoa cúc cũng giúp cổ họng bớt đau hơn rất nhiều. Khi pha trà, mẹ có thể thêm vào một ít chanh tươi để tăng cường vitamin C và bổ sung chất chống oxy hóa.
Gừng tươi không chỉ là thực phẩm chống lại cảm giác buồn nôn mà còn có tính kháng viêm tương đối mạnh. Mẹ có thể cho một ít lát gừng vào các món ăn hằng ngày của con hoặc làm trà gừng ấm và mật ong.
Omega-3 là chất béo có nhiều tác dụng trong việc giảm và phòng ngừa những phản ứng sưng tấy trên đường hô hấp. Ngoài ra, Omega-3 còn giúp làm trẻ phát triển thể chất và trí não tốt, cải thiện thị lực và giảm viêm nhiễm hiệu quả. Do đó, mẹ nhất định không được thiếu Omega-3 trong thực đơn của trẻ. Một số thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá nục, hạt chia, cá thu, hạt lanh, quả óc chó…
Trứng gà là một thực phẩm rất dễ tiêu hóa. Trứng gà cung cấp lượng lớn protein và nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể. Theo các bác sĩ, trứng gà có thể gỗ trợ làm giảm viêm và đau họng rất hiệu quả, vì vậy mẹ nên bổ sung hợp lý vào khẩu phần ăn thường ngày của con, đặc biệt là với những bé kén ăn.
Bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung, mẹ cũng nên lưu ý rằng, thức ăn chế biên sẵn và những đồ ăn có mùi tanh, tính hàn sẽ không tốt cho con vào những lúc viêm mũi, họng. Những món ăn như xúc xích, gà rán, khoai tây chiên, hải sản, thịt nguội, thịt dăm bông, …
Nguồn: Health.com