Theo thông tin WHO cung cấp, tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm ở hầu hết các tỉnh với 2 thời điểm cao điểm: Từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.
Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường xảy ra nhất ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở thanh thiếu niên và đôi khi, ở người lớn.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhẹ sẽ bùng phát ở mức độ nhẹ, với các triệu chứng thông thường, bao gồm sốt, vết loét đau trong miệng và phát ban với mụn nước trên bàn tay, bàn chân và mông.
Các loại virus thường gây ra bệnh tay chân miệng là oxsackievirus a16 và enterovirus 71. Trong đó, enterovirus phổ biến hơn hết, khiến bệnh lây lan khi:
- Tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nhầy, dịch từ mụn nước và phân của người bị nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc gián tiếp khi người nhiễm bệnh chạm vào các đồ vật và bề mặt mà sau đó người khác chạm vào.
Theo thông tin WHO cung cấp, tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm ở hầu hết các tỉnh với 2 thời điểm cao điểm: Từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.

Hàng năm, khoảng 50.000 đến 100.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đã được báo cáo tại Việt Nam, trong đó có một số trường hợp tử vong.
Khu vực phía Nam là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất và chiếm trên 60% số ca mắc bệnh của cả nước.
Không chỉ vậy, theo thống kê từ trang báo điện tử Vnexpress.net, ba tháng đầu năm nay, đã ghi nhận hơn 2.500 ca tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết quận, huyện ghi nhận số bệnh nhân "tăng ở mức báo động".
40 bệnh nhi điều trị tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ngày 6/4, trong đó 7 ca nặng mức độ 2b đến độ 3. Điểm đặc biệt năm nay là số trẻ hơn 3 tuổi mắc tay chân miệng nặng nhiều hơn trước, trong khi thông thường trẻ dưới 3 tuổi bệnh nặng, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1.

Bệnh tay chân miệng lây lan theo những con đường nào?
Bạn có thể bị bệnh tay chân miệng khi:
- Tiếp xúc với virus khi dính phải nước bọt hoặc chất nhầy lúc người bệnh hắt hơi.
- Tiếp xúc với chất dịch từ các bọng nước của người bệnh.
- Chạm vào người bị bệnh hoặc tiếp xúc gần như hôn, ôm hoặc dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống.
- Dính phải phân của một người bị nhiễm bệnh.
- Chạm vào các đồ vật và bề mặt có virus trên đó, như nắm cửa hoặc đồ chơi, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng
Các triệu chứng thường bắt đầu từ 3 đến 7 ngày sau khi bị nhiễm bệnh, và có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Nếu bị bệnh tay chân miệng, bạn có sẽ những biểu hiện cơ bản bao gồm: sốt, mệt mỏi và phát ban.
Tùy thuộc vào loại virus mắc phải, phát ban trên da có thể rơi vào trường hợp:
- Các mụn nước nhỏ, hình bầu dục, màu trắng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cũng như trong miệng. Bạn có thể bị đau miệng và cổ họng, dẫn đến ngắn ăn hoặc có nguy cơ mất nước.
- Phát ban da đỏ với vảy màu nâu trên đó. Phát ban xuất hiện trên cánh tay ngoài, bàn tay, chân, bàn chân, xung quanh miệng và phần trên mông.
Nếu bạn bị chàm, bệnh có thể khiến tình trạng chàm trở nên trầm trọng hơn và có khả năng bị nhiễm vi khuẩn.

Ngăn ngừa lây lan bệnh tay chân miệng như thế nào?
- Rửa tay kỹ sau khi chạm vào chất dịch cơ thể của người bệnh, chạm vào vết phồng rộp, giúp họ xì mũi, thay tã lót hoặc giúp đi vệ sinh.
- Không dùng chung các vật dụng như dao kéo, cốc uống nước, khăn tắm, bàn chải đánh răng và quần áo.
- Người bệnh cần phải hạn chế tiếp xúc với người khác cho đến khi tất cả chất lỏng trong mụn nước đã khô.
- Thường xuyên khử trùng và làm sạch các đồ dùng trong nhà như bàn ghế, tay nắm cửa, đồ chơi, sàn nhà…
- Chú ý che miệng và mũi khi hắt hơi và ho, sau đó vệ sinh tay bằng nước và xà phòng.
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Chăm sóc bệnh nhân bị tay chân miệng tại nhà
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus hiếm khi gây ra các biến chứng khác.
Bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên trong thời gian đợi bệnh chữa lành, bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây để khiến người bệnh thấy đỡ hơn:
- Nếu người bệnh bị đau hoặc khó chịu, hãy sử dụng uống thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Thường xuyên cho người bệnh uống từng ngụm nước hoặc dung dịch bù nước để không bị mất nước.
- Để các vết phồng rộp khô tự nhiên, đừng xỏ hoặc bóp chúng.
- Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay,… Trường hợp bé còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
- Các vết loét có thể khiến bé cảm thấy đau họng, do vậy có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel hoặc varogel hoặc trimafort,…cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho ăn.
Nguồn: vnexpress.net, cdc.gov, who.int, rch.org.au
Liên hệ đến hotline 1900 6115 để được tư vấn hoặc tìm hiểu các gói khám và xét nghiệm của eDoctor tại đây.
Tải ngay ứng dụng eDoctor: https://dl.edoctor.io/taiapp để nhận thông tin sức khỏe mỗi ngày.