Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ nằm ở phía trước cổ, được bao bọc xung quanh khí quản; có hình dạng giống một con bướm, nhỏ hơn ở giữa với hai cánh rộng, bao quanh cổ họng. Tuyến giáp tạo ra các hormone giúp kiểm soát nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
Khi tuyến giáp không hoạt động bình thường, cơ thể sẽ rơi vào nhiều tình trạng không ổn định. Cụ thể, nếu hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều thì bạn đang bị cường giáp. Trong trường hợp ngược lại, hormone tuyến giáp tiết ra ít hơn bình thường, điều này có nghĩa là cơ thể đang bị suy giáp. Cả hai tình trạng đều nghiêm trọng và cần được điều trị.
Tuyến giáp có nắm giữ vai trò rất quan trọng, giải phóng và kiểm soát các hormone tuyến giáp kiểm soát sự trao đổi chất. Trao đổi chất là một quá trình thức ăn được đưa vào cơ thể, chuyển hóa thành năng lượng. Năng lượng này được sử dụng cho toàn bộ hoạt động và giữ cho hệ thống của cơ thể hoạt động chính xác.
Tuyến giáp kiểm soát sự trao đổi chất bằng một số hormone cụ thể - T4 (thyroxine, chứa bốn nguyên tử iodide) và T3 (triiodothyronine, chứa ba nguyên tử iodide). Hai hormone này sẽ cho các tế bào của cơ thể biết cần sử dụng bao nhiêu năng lượng. Tuyến giáp hoạt động bình thường sẽ duy trì lượng hormone phù hợp, giữ cho sự trao đổi chất hoạt động ở tốc độ thích hợp.
Quá trình này được giám sát bởi một cơ quan gọi là tuyến yên. Bộ phận này nằm ở trung tâm của hộp sọ, bên dưới não, theo dõi và kiểm soát lượng hormone tuyến giáp trong máu. Khi cảm nhận được sự thiếu hụt hormone tuyến giáp hoặc mức độ hormone cao, tuyến yên sẽ điều chỉnh lượng bằng hormone của chính nó. Hormone này được gọi là hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH sẽ được gửi đến tuyến giáp và cho tuyến giáp biết cần phải làm gì để cơ thể trở lại bình thường.
Suy giáp xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Tình trạng này còn được gọi là tuyến giáp hoạt động kém. Suy giáp ảnh hưởng đến phụ nữ thường xuyên hơn nam giới và thường ảnh hưởng đến những người trên 60 tuổi, nhưng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi. Suy giáp có thể phát hiện thông qua xét nghiệm máu.
Các dấu hiệu của suy giáp khác nhau từ người này sang người khác. Những triệu chứng đôi khi cũng khó xác định.
Các triệu chứng ban đầu bao gồm tăng cân và mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn có thể không nhận ra rằng những thay đổi này có liên quan đến tuyến giáp cho đến khi những triệu chứng xuất hiện.
Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng của tình trạng này tiến triển dần dần trong nhiều năm. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu dưới đây và nghi ngờ bị suy giáp, đừng ngại trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn nhiều hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của suy giáp bao gồm:
Hệ thống miễn dịch được thiết kế để bảo vệ các tế bào của cơ thể, chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập. Khi vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách gửi các tế bào chiến đấu để tiêu diệt các tế bào lạ.
Đôi khi, cơ thể nhầm lẫn các tế bào bình thường, khỏe mạnh với các tế bào xâm nhập. Đây được gọi là phản ứng tự miễn dịch. Nếu phản ứng tự miễn dịch không được điều trị, hệ thống miễn dịch có thể tấn công các mô khỏe mạnh. Điều này gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng, bao gồm tình trạng suy giáp.
Viêm tuyến giáp Hashimoto là một tình trạng tự miễn dịch và là nguyên nhân phổ biến nhất của tuyến giáp hoạt động kém. Căn bệnh này tấn công tuyến giáp và gây viêm mãn tính, làm giảm chức năng tuyến giáp.
Như đề cập ở trên, nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, bạn sẽ bị cường giáp. Điều trị tình trạng này nhằm mục đích giảm và bình thường việc sản xuất hormone tuyến giáp. Đôi khi, việc điều trị có thể khiến nồng độ hormone tuyến giáp duy trì ở mức thấp vĩnh viễn. Điều này thường xảy ra sau khi điều trị bằng iốt phóng xạ.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ, ung thư hạch bạch huyết hoặc bệnh bạch cầu, bạn có thể phải xạ trị. Bức xạ dùng để điều trị những tình trạng này sẽ làm chậm hoặc ngừng sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến suy giáp.
Một số loại thuốc có thể làm giảm hormone tuyến giáp, đặc biệt là những loại thuốcđiều trị các tình trạng tâm lý, cũng như ung thư và bệnh tim.