Thực trạng mắc bệnh hiện tại ở Việt Nam và thế giới đang có sự thay đổi rất lớn. Trong thời gian trước đây, những bệnh cấp tính có khả năng lây nhiễm cao như sốt rét, sốt xuất huyết, dịch hạch, … là vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, những năm gần đây, các bệnh mãn tính (còn gọi là mạn tính) và ung thư ngày càng trở thành chủ đề “nóng” của cộng đồng.
Vậy bệnh mãn tính được hiểu là những bệnh lý như thế nào? Phương pháp phòng ngừa và điều trị là gì? Đọc qua bài viết bên dưới để nắm rõ thông tin hơn nhé.
Bệnh mãn tính được định nghĩa là tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe kéo dài trong vòng 3 tháng hoặc từ 1 năm trở lên và cần được chăm sóc y tế liên tục hoặc thay đổi một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh mãn tính đa phần là những bệnh không lây nhiễm, không bị gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng, nấm.
Các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư và tiểu đường là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các quốc gia trên thế giới. Ở Mỹ, bệnh mạn tính là một trong những lý do chính dẫn đến 3,5 nghìn tỷ đô la chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm.
Hầu hết các bệnh mãn tính thường bị gây ra bởi những tác nhân như:
Những bệnh mãn tính có thể kể tới bao gồm:
Không bao giờ sử dụng thuốc lá hoặc ngừng hút thuốc làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe rất nhiều, đặc biệt là những bệnh mãn tính chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường loại 2 và bệnh phổi, … nhờ đó giảm tỷ lệ tử vong sớm.
Ăn uống lành mạnh là biện pháp thiết yếu giúp ngăn ngừa, trì hoãn và kiểm soát các bệnh mãn tính rất hiện quả, nhất là bệnh tim, tiểu đường loại 2.
Một chế độ ăn uống cân bằng nhất định phải có trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo trong bữa ăn. Đây được xem là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe đối với tất cả các độ tuổi.
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn ngăn ngừa, trì hoãn hoặc kiểm soát các bệnh mãn tính. Do vậy, hầu hết các bác sĩ đều khuyên những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính vận động nhẹ hoặc tập thể dục ít nhất 150 phút một tuần, nhất là những bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên.
Uống quá nhiều thức uống có cồn hoặc dung nạp chất kích thích mỗi ngày có thể dẫn đến huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ và bệnh gan. Bằng cách hạn chế sử dụng bia, rượu, ... bạn có thể giảm những nguy cơ mắc phải những bệnh lý này.
Bạn có biết, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra các bệnh tiểu đường, bệnh tim, béo phì và trầm cảm.
Do vậy, bạn nên lắng nghe cơ thể nhiều hơn, ngủ theo nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, đối với người lớn, cần đảm bảo đủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày.
Nếu tiền sử gia đình bạn có người mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường hoặc loãng xương, bạn cũng sẽ có nhiều khả năng bị mắc phải.
Chính vì vậy, bạn nên chia sẻ lịch sử sức khỏe gia đình với bác sĩ để tiến hành thực hiện các bước để ngăn ngừa các tình trạng này hoặc phát hiện sớm.
Hiện nay, bạn có thể tiến hành thực hiện các xét nghiệm DNA để kiểm tra các bệnh mãn tính di truyền và có phương pháp phòng ngừa tốt hơn.
Xin liên hệ eDoctor qua hotline để biết thêm chi tiết.
Nguồn: CDC – Centres for Disease Control and Prevention (Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát dịch bệnh)