Những ngày mưa kéo dài liên tục là điều kiện thuận lợi để bệnh sốt xuất huyết lây lan nhanh chóng. Vì vậy, bạn cần phải đề cao cảnh giác, thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi để phòng bệnh.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có thể gây bệnh nặng, đe dọa tính mạng. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng hỏng thành mạch máu nhỏ, cản trở khả năng đông của máu, gây chảy máu bên trong.
Sốt xuất huyết do virus lây lan khi tiếp xúc với động vật, người hoặc côn trùng bị nhiễm bệnh. Các virus gây ra bệnh sốt xuất huyết sống tự nhiên trong nhiều vật chủ là động vật và côn trùng - phổ biến nhất là muỗi, bọ ve, động vật gặm nhấm hoặc dơi.
Hiện tại, không có phương pháp điều trị hiện tại nào có thể chữa khỏi bệnh sốt xuất huyết.
Thuốc kháng loại virus này chỉ có thể giúp rút ngắn quá trình của một số bệnh nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng trong một số trường hợp. Chính vì vậy, phòng ngừa vẫn là phương pháp quan trọng nhất.
Các dấu hiệu của sốt xuất huyết do virus thay đổi theo từng bệnh. Nhìn chung, những triệu chứng ban đầu có thể bao gồm sốt cao, mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức cơ, xương hoặc khớp, ...
Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây chảy máu dưới da, trong các cơ quan nội tạng, từ miệng, mắt hoặc tai.
Việc ngăn ngừa sốt xuất huyết do virus, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đặt ra những thách thức to lớn. Nhiều yếu tố xã hội, phá hủy môi trường sống, thiếu vệ sinh và chăm sóc y tế thích hợp, hệ sinh thái, thời tiết là những yếu tố gây cản trở trong quá trình điều trị bệnh.
Nếu bạn sống, làm việc hoặc đi du lịch đến các khu vực thường xảy ra sốt xuất huyết, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Bạn có thể sử dụng găng tay, tấm che mắt và mặt, áo choàng khi di chuyển vào những nơi rừng rậm, có nhiều mũi.
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/ bọ gậy trong môi trường sống xung quanh và phòng chống muỗi đốt.
Theo đó, nên thực biện những biện pháp vệ sinh môi trường sống như sau:
Nguồn: Tổng hợp