Bác sĩ Quách Thanh Hưng - giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM, cho biết hai bệnh nhân được hiến, ghép giác mạc gồm anh Lê Đình Kha (27 tuổi, quê Bạc Liêu) và anh Phạm Văn Cường (33 tuổi, quê An Giang). Cả hai đều có hoàn cảnh khó khăn và đã trải qua một khoảng thời gian rất dài sống chung với một con mắt thiếu ánh sáng.
Người hiến giác mạc cho hai bệnh nhân này là bà H.T.T (63 tuổi, ngụ Q.Tân Bình). Bà T. bị ung thư ngực vài năm nay, và đã đăng ký hiến ghép giác mạc tại Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người (Bệnh viện Chợ Rẫy). Qua quá trình sàng lọc, hai bệnh nhân được thực hiện ghép giác mạc ngày 23-10. Sáng 26-10, sau 3 ngày ghép, cả hai được các bác sĩ gỡ băng mắt trong sự vui mừng của nhiều người.
Nguồn:tuoitre.vn
Theo thông tin từ gia đình bệnh nhi, bé A. bị bệnh đã lâu. Nhưng cha mẹ bé không biết bệnh trở nặng cho đến khi bé bị sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu. Qua thăm khám, xét nghiệm các bác sĩ thông báo bé bị mắc hội chứng thực bào máu.
“Bé A. đã được điều trị hỗ trợ rất quan trọng như: Điều chỉnh nước và điện giải, chống nhiễm khuẩn, chống suy gan, truyền chế phẩm máu chiếu xạ liên tục...Với bệnh thực bào máu nghi do di truyền, bệnh nhi sắp tới sẽ được hóa trị liệu, thuốc ức chế miễn dịch và sau cùng có thể là ghép tủy (đây là biện pháp điều trị tận gốc)...Qua đợt tái phát nặng nề hơn 10 ngày nay, bé trai đã thoát nguy kịch ngoạn mục, cai máy thở, các trị số tế bào máu đã hồi phục gần về bình thường. Bé tỉnh táo và còn cười thật tươi khi bác sĩ Trưởng khoa Hồi Sức thăm bệnh...”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Nguồn: nguoiduatin.vn
Bà Đặng Thị Oanh, 66 tuổi, quê ở phường Hưng Trí, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, gia đình bà Oanh thuộc hộ cận nghèo. Cách đây 2 năm, ông Thái bất ngờ phát hiện ung thư tuyến nước bọt. Tháng 9 vừa qua, bà Oanh tiếp tục phát hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn tiến triển, di căn hạch khắp cổ. 3 tháng trước đó, bà liên tiếp bị nghẹn khi ăn, thậm chí nuốt cháo, nước lọc cũng nghẹn, tay chân tê, người gầy đi vì sụt liền 4kg.
Khi biết bệnh tình của vợ, ông Thái nhìn xa xăm. Ông giục con: “Đưa mẹ đi điều trị đi, đi sớm để bệnh nhanh khỏi”. Ông bảo, bao giờ bà điều trị khỏi tôi sẽ đi khám lại. Nói đoạn, ông đưa cho con những đồng tiền cuối cùng rồi cùng con chạy vạy lo tiền cho vợ đi chữa bệnh. Sau khi mổ cắt u và vét hạch, bà Oanh hiện đang điều trị tại khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện K.
Nguồn: vietnamnet.vn
Ngày 26-10, BS-CK2 Phạm Thạnh Phong (Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ) cho biết: Bệnh viện vừa huy động 6 ê-kíp với 20 bác sĩ phẫu thuật cứu sống một nữ bệnh nhân bị sốc đa chấn thương nghiêm trọng do tai nạn giao thông.
Khoảng 11 giờ ngày 21-10, bệnh nhân Lê Thị Mỹ H. (22 tuổi, ngụ Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) đi xe máy cùng người thân không may va chạm với xe container. Chị H. ngã ra đường và bị bánh xe cán qua cơ thể, được đưa đến Bệnh viện ĐKTW Cần Thơ cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch: choáng chấn thương, sốc mất máu nặng, bụng gồng cứng, sưng nề, xây sát vùng chậu, máu đỏ chảy ra từ âm đạo. Bệnh nhân được chuyển thẳng lên phòng mổ với chẩn đoán: Choáng chấn thương, chấn thương bụng kín, vỡ bàng quang, chấn thương âm đạo – phần phụ, chấn thương vỡ phức tạp khung chậu. Đến ngày 24-10, bệnh nhân phẫu thuật lần 2 để lấy gạc. Hiện tại, sau mổ bệnh nhân được hồi sức tích cực tại khu Hậu phẫu, khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức. Các dấu hiệu sinh tồn ổn định, không sốt, vết mổ rỉ ít dịch, tự thở đều qua oxy mũi.
Nguồn: congan.com.vn
Abhinav, 12 tuổi, là một trong những tình nguyện viên trẻ nhất tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 của hãng dược Pfizer.
Cậu bé lớp 7 tham gia dự án với hy vọng các liều tiêm, khi được phân phối rộng rãi, sẽ giúp ông bà mình tiếp tục đi du lịch Ấn Độ và học sinh được trở lại trường. "Cháu nghĩ mọi người ở trường muốn quay về cuộc sống bình thường. Theo cháu, vaccine có thể ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh. Cháu chắc chắn sẽ khuyên những người khác tiêm chủng", cậu bé chia sẻ.
Nguồn: vnexpress.net