Cùng eDoctor điểm qua một vài tin tức nổi bật của những ngày qua nhé!
Phát biểu tại buổi lễ, PGS. TS.BS.Phạm Ngọc Đông, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết; Lễ vinh danh những người đã hiến giác mạc là hoạt động được tổ chức thường niên.
Thay mặt cho lãnh đạo Bệnh viện xin tri ân 89 ca hiến giác mạc tại tỉnh Nam Định trong năm 2020. Và điều đặc biêt là tất cả các trường hợp này đều là người công giáo. Nhờ có giác mạc của họ, nhiều bệnh nhân bị bệnh lý giác mạc đã tìm lại được ánh sáng, trở lại lao động sinh hoạt bình thường.
Cùng với nghĩa cử cao đẹp của những người đã hiến giác mạc, còn có sự đóng góp của nhiều người khác cùng tham gia vào hoạt động đầy tính nhân văn này. Đó là các tổ chức chính quyền, Hội chữ thập đỏ, các cộng tác viên tình nguyện tham gia vào phong trào vận động hiến tặng giác mạc. Đặc biệt, các vị linh mục, các vị chánh trưởng, bà con giáo dân là những người đi tiên phong, góp phần quan trọng vào việc đem lại ánh sáng cho những người bị bệnh giác mạc.
"Hôm nay, thay mặt cho những người làm công tác chăm sóc mắt, thay mặt cho những người bị bệnh, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới những người đã hiến tặng giác mạc, đem lại ánh sáng cho người khác". BS Đông nói.
Cũng nhân dịp này, Đại diện BV Mắt Trung ương đã trao “Bằng ghi nhận Nghĩa cử cao đẹp”, kỷ niệm chương cho các gia đình có người hiến tặng giác mạc và nói lời tri ân những người hiến giác mạc và gia đình đã đóng góp một phần cơ thể của mình khi nằm xuống để đem lại ánh sáng, niềm vui và hy vọng cho những người không may bị mù lòa.
Theo toàn văn gói cứu trợ mà đài CNN đăng tải, Mỹ dành ít nhất 169.739.000 USD hỗ trợ cho Việt Nam.
Gói cứu trợ có ghi rõ 3 mục, trong đó 14,5 triệu USD dành cho các chương trình sức khỏe và khuyết tật ở các vùng bị rải chất độc màu da cam và ô nhiễm dioxin; hỗ trợ người bị khuyết tật vận động nặng cả phần trên hoặc dưới cơ thể, cũng như khuyết tật về nhận thức hoặc phát triển.
Khoảng 19 triệu USD sẽ được cung cấp - không phụ thuộc vào bất kỳ quy định nào của pháp luật cho các hoạt động liên quan đến khắc phục hậu quả ở các địa điểm ô nhiễm dioxin ở Việt Nam. Khoản tiền này có thể được dùng để hỗ trợ chính phủ Việt Nam, bao gồm cả quân đội, để phục vụ mục đích trên.
Mục cuối là khoảng 2,5 triệu USD sẽ được chi cho một chương trình hòa giải sau chiến tranh.
Trước đó, với 92 phiếu thuận và 6 phiếu chống, lưỡng đảng đã thông qua gói cứu trợ kinh tế trị giá 900 tỉ USD nhằm khôi phục nền kinh tế Mỹ sau các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng, Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ cuối cùng đã đạt được đồng thuận về gói cứu trợ. Hiện gói cứu trợ đã được gửi lên Tổng thống Trump để chờ được ký và ban hành thành luật.
Ngoài ra, Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua gói chi 1.400 tỉ USD cho năm tài khóa tiếp theo.
Hệ thống cấy ghép đầu tiên được bán trên thị trường ở Hoa Kỳ dành cho người lớn bị cắt cụt chi trên đầu gối và những người đã hoặc được dự đoán có vấn đề về phục hồi chức năng hoặc không thể sử dụng chi giả thông thường.
Ông Raquel Peat, Giám đốc Văn phòng Thiết bị Chỉnh hình của Trung tâm Thiết bị và Sức khỏe X quang của FDA cho biết, sự phê duyệt Hệ thống cấy ghép OPRA sẽ mở rộng các lựa chọn về phục hình cho những người đã bị cắt cụt trên đầu gối và có thể có hiệu quả đối với những người đã hoặc có thể gặp vấn đề với phục hồi chức năng với các chi giả lắp sẵn hiện tại.
Chi giả có thể giúp những người bị mất một chân do chấn thương hoặc ung thư lấy lại khả năng vận động và dễ dàng tham gia vào các hoạt động hàng ngày.
Theo các chuyên gia y tế, gây mê hồi sức ngày nay đã có những tiến bộ và bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những yếu tố quyết định làm nên những thành công của ngành ngoại khoa nói chung trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Ngoài yêu cầu quan trọng về nguồn nhân lực, gây mê hồi sức cần có điều kiện trang thiết bị cần thiết, hiện đại để đảm bảo theo dõi và điều trị bệnh nhân trong và sau phẫu thuật.
Xuất phát từ thực tế đó và đặc biệt trong bối cảnh ngành y tế đang có sự chuyển đổi số y tế ngày càng mạnh mẽ, PGS.TS. Công Quyết Thắng – Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam cho biết, các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài đã sáng tạo xây dựng phần mềm phiếu theo dõi gây mê điện tử (eGM) với mục tiêu hỗ trợ các bác sĩ gây mê giảm áp lực hành chính và nâng cao chất lượng hoạt động gây mê hồi sức.
Theo đó, "trợ lý" này sẽ hỗ trợ các bác sĩ gây mê thu thập dữ liệu chuẩn xác và đưa ra các quyết định kịp thời, góp phần đưa ngành gây mê hồi sức tiến những bước dài, sánh ngang với các nước phát triển.
Phiếu theo dõi gây mê điện tử sẽ là cơ sở dữ liệu bước đầu cho các chẩn đoán, tiên lượng của buổi gây mê, là bằng chứng để thực hiện các nghiên cứu khoa học, hỗ trợ hoạt động đào tạo các bác sĩ, điều dưỡng gây mê. Với các trường thông tin đầy đủ, cụ thể, chi tiết nó sẽ giảm tải công việc hành chính cho bác sĩ gây mê.
Hội Y học khẩn cấp và Thảm họa Việt Nam thành lập ngày 22/12, quy tụ hơn 200 bác sĩ, nhằm đáp ứng y tế cho tình huống khẩn cấp, như dịch Covid-19.
Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, cho biết thảm họa song hành cùng sự phát triển kinh tế xã hội, gây thiệt hại lớn về người và của. Gần nhất là thảm họa dịch bệnh Covid-19 để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe con người và nền kinh tế các nước.
Công tác đáp ứng y tế trong thảm họa phức tạp và khó khăn, ví dụ như ngay lập tức huy động số lượng lớn nhân lực, phương tiện, cơ sở vật chất, nhân viên y tế. Khi đáp ứng tốt, tổn thất về người giảm, khả năng cứu sống nạn nhân tăng. Việc này đòi hỏi kinh nghiệm và đào tạo, sự điều hành, điều phối thống nhất các lực lượng hợp lý, phù hợp.
Đáp ứng y tế trong tình huống khẩn cấp và thảm họa của Việt Nam còn hạn chế, thiếu thống nhất về tổ chức và chuyên môn kỹ thuật, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.
Vì vậy, Hội Y học khẩn cấp và Thảm họa Việt Nam ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết này.
Bác sĩ Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, ngày 22/12 cho biết cả 4 bệnh nhân đều có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV, tiếp tục cách ly 14 ngày tại bệnh viện.
"Bệnh nhân 1342" sốt nhẹ, đau họng những ngày đầu nhập viện, sau đó sức khỏe ổn định. Ba bệnh nhân còn lại không xuất hiện triệu chứng.
Ngay khi xác định chuỗi ca nhiễm, ngành y tế đã nhanh chóng điều tra truy vết, tìm kiếm tất cả địa điểm đi lại và người có tiếp xúc với các bệnh nhân, cách ly tập trung tất cả người tiếp xúc gần. Thành phố đã lấy mẫu 3.259 người các diện tiếp xúc với bốn ca dương tính. Đến ngày 7/12, tất cả mọi người thuộc các diện F1, F2 và diện giám sát cộng đồng đều xét nghiệm âm tính.
TP HCM xem xét xử lý hình sự nam tiếp viên hàng không vì vi phạm quy định cách ly, lây lan nCoV cho ba người, gây hậu quả nghiêm trọng.
TP HCM 20 ngày qua không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Thành phố còn điều trị 9 bệnh nhân Covid-19, đều là người nhập cảnh cách ly ngay.