Uống nước là một điều rất đơn giản mà hầu như chúng ta đều biết. Nhưng bạn có biết nên uống bao nhiêu nước trong một ngày? Thời điểm uống nước và cách uống có quan trọng không?
Nước là một trong những yếu tố quan trọng, chiếm 50% - 70% cơ thể con người. Việc bổ sung đủ nước mỗi ngày là điều cần thiết giúp các cơ quan chức năng bên trong cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh. Hầu hết các chuyên gia đều khuyến nghị, một người trưởng thành nên bổ sung tối thiếu 2 lít nước/ ngày. Không chỉ vậy, uống nước vào lúc nào là tốt nhất và như thế nào là đúng cách cũng là điều cần quan tâm.
Thời điểm uống nước thích hợp sẽ giúp phát huy tác dụng của nước đối với cơ thể một cách tối đa. Thông thường, mọi người nên uống nước trước và sau khi vận động hoặc tùy vào nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, dưới đây là những thời điểm “vàng”, cần thiết để xây dựng thói quen uống nước mỗi ngày của bạn:
Bạn có biết, uống nước khi đang đứng có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp và những vấn đề liên quan đến thận. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ngồi thoải mái và uống nước. Như vậy mới có thể tăng sự thẩm thấu của nước đến từng tế bào, tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng toàn bộ hệ thống cơ quan trong cơ thể, thay vì trực tiếp đi vào dạ dày và gây ra một áp lực lớn lên thành dạ dày.
Không chỉ vậy, nên uống nước trong ly thay vì trong chai. Hoặc nếu bạn thường xuyên uống nước bằng chai, hãy đảm bảo rằng chất liệu được sử dụng đủ an toàn.
Ngoài ra, nên uống nước ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh. Cách tốt nhất để uống nước là uống từng ngụm nhỏ hoặc vừa miệng, ngậm và nuốt từ từ, uống tùy theo nhu cầu của cơ thể. Một điều hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra là khi bạn uống quá nhiều nước, thận không thể bài tiết hết lượng nước thừa dẫn đến các chất điện giải (chất khoáng) trong máu bị pha loãng, gây nên tình trạng hạ natri máu.
Nguồn: healthxchange.sg