Giấc ngủ là một phần rất quan trọng để có một thể chất khỏe mạnh. Một giấc ngủ sâu và đủ thời lượng cần thiết sẽ giúp cơ thể hồi phục năng lượng nhanh chóng, cải thiện tinh thần, sẵn sàng cho một ngày mới.
Tuy nhiên, sẽ có đôi lúc bạn rơi vào tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu hoặc dễ thức giấc vào ban đêm. Nguyên nhân kể đến có thể do các yếu tố ngoại cảnh như chỗ ngủ, vị trí ngủ, hoặc do các yếu tố từ bản thân như stress, trầm cảm...
Tiến sĩ Jose Colon (Hoa Kỳ) cho biết việc thức giấc 4–6 lần mỗi đêm là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sau khi thức giấc chúng ta thường có thể ngủ lại rất dễ dàng. Nếu bạn khó ngủ lại ngay sau khi thức giấc, có nghĩa là bạn đang gặp một số vấn đề yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Hay bị thức giấc giữa đêm kèm theo mệt mỏi kéo dài, đau đầu, ợ nóng, đau cổ hoặc đau lưng có thể do tư thế ngủ không thích hợp. Nên lưu ý kiểm tra gường ngủ, nệm có quá cứng hay quá mềm không? Đừng quên kiểm tra xem độ cao và độ mềm của gối đã phù hợp để hỗ trợ nâng đỡ đầu và cổ chưa.
Một nguyên nhân khác là do tư thế ngủ không được đúng. Với con người, ngủ là đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi, an toàn. Nếu bạn vô tình ngủ sai tư thế, bộ não sẽ nhận thức rằng cơ thể có một mối nguy hiểm cận kề, khiến bạn ngủ không sâu, hay bị giật mình và tỉnh giấc.
Ngủ sai tư thế còn có thể gây đau lưng và cổ, khiến bạn mệt mỏi, khó thở khi ngủ, chuột rút cơ, tuần hoàn không đều, nhức đầu, ợ nóng, khó tiêu, thậm chí làm xuất hiện nếp nhăn sớm.
Một vài lời khuyên từ tiến sĩ John Douillard cho các tư thế ngủ:
Rối loạn ngừng thở khi ngủ là trạng thái mà đường hô hấp trên bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Người mắc chứng này sẽ dễ bị thức giấc một khi nồng độ oxy giảm đột ngột. Khi tỉnh giấc dễ bắt phải các tình trạng đau đầu, khô miệng, đau ngực, buồn ngủ tột độ và thay đổi tâm trạng.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ, các bác sĩ sẽ khuyến cáo sử dụng thiết bị tạo áp suất đường thở liên tục để giữ cho đường hô hấp trên ở trạng thái mở khi ngủ. Trong một số trường hợp, một cuộc phẫu thuật chỉnh hình có thể hỗ trợ thở dễ dàng hơn bằng cách điều chỉnh vị trí lưỡi và hàm.
Hội chứng chân không yên là một bệnh lý thần kinh, làm cho người bệnh có những cơn xung động chân hầu như không kiểm soát được. Hội chứng này làm đôi chân cảm thấy rất khó chịu vào buổi tối hoặc đêm khi đang ngồi hay nằm xuống. Di chuyển chân chỉ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu một cách tạm thời. Những cảm giác này cũng có thể xảy ra đối với tay.
Hội chứng chân không yên có thể phá vỡ giấc ngủ và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu thức dậy, muốn cử động chân nhưng không kiểm soát được, có thể bạn đang mắc hội chứng chân không yên. Vấn đề về thần kinh này cũng có thể gây ngứa, tê hoặc mất cảm giác ở hai chân. Đôi lúc bạn cũng có thể cảm thấy đau hoặc nhói ở chân.
Khi bị hội chứng chân không yên, bạn nên massage chân, tập thể dục vừa phải và tắm nước ấm để giảm bớt những triệu chứng của bệnh. Nếu bạn rơi vào tình trạng thiếu ngủ triền miên, bạn có thể thay đổi thói quen ngủ hoặc nghỉ ngơi vào ban ngày.
Mặc dù rượu có tác dụng an thần và có thể khiến bạn ngủ khá dễ dàng, nhưng rượu cũng là lý do khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ lại. Khi cơ thể bạn chuyển hóa rượu, chất lượng giấc ngủ giảm sút rất nhiều, điều này có thể khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn nên tránh uống rượu và đồ uống có cồn ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn hãy uống một tách trà camomile để ngủ ngon hơn.
Lướt Tiktok hoặc trò chuyện trên Facebook có thể ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối ngăn cản cơ thể bạn sản sinh ra hormone ngủ melatonin.
Bạn nên tắt tất cả các thiết bị điện tử 1–2 giờ trước khi đi ngủ. Nếu bạn bắt buộc phải kiểm tra email, bạn nên để ánh sáng màn hình điện thoại hoặc máy tính cách xa mặt mình khoảng 30 cm.
Nguồn bài viết: Tổng hợp.