Cà tím là một thực phẩm rất giàu canxi, sắt, magie và một số chất dinh dưỡng quan trọng khác, hỗ trợ hoạt động bình thường của cơ thể. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 82g cà tím chứa những thành phần cụ thể như sau:
Cà tím cũng chứa nhiều các hợp chất polyphenolic, các chất dinh dưỡng thực vật như nausinin và axit chlorogenic, axit béo, axit amin, vitamin B6 và E, và khoáng chất rất tốt cho cơ thể.
Cà tím được cho là có đặc tính chống oxy hóa, có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Y khoa Connecticut cho thấy cà tím ăn sống hay nấu chín đều có khả năng bảo vệ hệ tim mạch. Đó là bởi vì trong loại rau củ quả này có chứa hàm lương Nasunin tương đối nhiều.
Song song đó, một nghiên cứu khác cũng cho thấy nước ép cà tím có thể làm giảm mức cholesterol trong huyết tương và động mạch chủ. Ngoài ra, ăn cà tím hàng ngày phần nào giúp kiểm soát tình trạng huyết áp cao, đặc biệt là ở những người bị căng thẳng.
Cà tím là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ và ít carbohydrate hòa tan, nhờ đó có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và kiểm soát sự hấp thụ glucose. Hầu hết các nghiên cứu đối với cà tím cho thấy các phenol trong loại rau này có cơ chế hoạt động tương tự như chất ức chế các enzym liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
Đồng thời, một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Dinh dưỡng Con người tại Đức đã chứng minh rằng tiêu thụ chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường và kiểm soát lượng đường trong máu.
Hơn nữa, các polyphenol trong cà tím có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt.
Chất chiết xuất được tìm thấy trong vỏ cà tím rất giàu solasodine rhamnosyl glycoside (SRGs). Những hợp chất này có đặc tính chống ung thư, đặc biệt là ung thư da. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Australasian Medical Research cho thấy SRG có thể gây chết tế bào ung thư.
Ngoài ra, theo công bố của Đại học Queensland, glycoside solasodine rất hữu ích trong quá trình điều trị các khối u da ác tính và lành tính.
Các gốc tự do trong não có thể là nguyên nhân gây ra thoái hóa dây thần kinh, bệnh Alzheimer và giảm chức năng của não bộ. Nasunin, chất chống oxy hóa mạnh trong vỏ cà tím có thể ức chế các vấn đề thần kinh bằng cách loại bỏ các gốc tự do này. Điều này giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
Cà tím có hàm lượng nước cao, ít calo. Đây thực sự là điều rất lý tưởng cho những người muốn giảm cân. Do đó, nếu đang thực hiện chế độ ăn giảm cân, bạn nên bổ sung cà tím ở dạng tự nhiên vào bữa ăn hằng ngày càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra, loại rau này cũng có hàm lượng chất xơ cao, giúp bạn no lâu và hạn chế tình trạng thèm ăn.
Cà tím rất giàu lutein. Đây là một chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, hạn chế suy giảm thị lực.
Cà tím có thể giúp cải thiện mật độ khoáng chất của xương và giảm nguy cơ loãng xương. Đó là nhờ vào việc loại rau này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho xương như canxi, magie và kali, từ đó giúp thúc đẩy sức mạnh của xương.
Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gốc rễ của bệnh thiếu máu, có các triệu chứng như đau đầu, suy nhược và khó tập trung. Do đó, đối với những bệnh nhân thiếu máu, hầu hết các bác sĩ đều khuyến nghị bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt hoặc có thể sử dụng thực phẩm chức năng nếu bị thiếu sắt trầm trọng.
Cà tím chứa khoảng 0,2 mg sắt trên 100 gam. Loại rau này cũng rất giàu đồng (khoảng 0,173 mg trong 100 gam). Hai khoáng chất này phối hợp với nhau một cách hiệu quả để hỗ trợ sản xuất và phân phối hồng cầu thích hợp, do đó tăng cường năng lượng và mức hemoglobin.
Cà tím chứa axit folic cần thiết cho phụ nữ mang thai. Chế độ ăn giàu axit folic có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Thiếu folate dẫn đến những bất thường ở cả mẹ và thai nhi.
Cà tím rất giàu vitamin, khoáng chất, anthocyanins (hợp chất thực vật tự nhiên) và chất chống oxy hóa. Đây chính là những dưỡng chất cần thiết giúp cải thiện làn da và làm chậm quá trình lão hóa.
Nguồn: healthline.com