Bệnh tuyến giáp có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: yếu tố di truyền, ảnh hưởng của phóng xạ, yếu tố môi trường,…. Trong đó nguyên nhân đến thói quen sinh hoạt hàng ngày chiếm tỷ lệ cao. Dưới đây là 9 thói quen chúng ta dễ dàng mắc phải hàng ngày khiến bệnh tuyến giáp sinh sôi và phát triển.
Iốt là một vi chất cực kỳ quan trọng đảm bảo tuyến giáp hoạt động trơn tru. Khi thiếu Iốt trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ khiến tuyến giáp bị ảnh hưởng, hoạt động tiết hormone gặp trục trặc. Đặc biệt, thiếu Iốt chính là nguyên nhân lớn gây ra bệnh suy giáp. Hiện nay ở một số khu vực, đặc biệt là đồng bào miền núi có tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao do thiếu Iốt.
Lượng Iốt tiêu chuẩn hàng ngày như sau:
- Trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng cần 40mcg
- Trẻ sơ sinh từ 6 - 12 tháng cần 50mcg
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi cần 70mcg
- Trẻ từ 4 - 9 tuổi cần 120mcg
- Trẻ từ 10 - 12 tuổi cần 140mcg
- Trẻ từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg/ngày
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tăng thêm 50mcg/ngày
Để đảm bảo lượng Iốt giúp tuyến giáp khỏe mạnh, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm sau đây:
- Muối ăn có bổ sung thành phần Iốt
- Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, cá biển
- Các loại rau có lá xanh đậm như rau bina, rau chân vịt, cải xoong, cải bó xôi, rong biển
- Lòng đỏ trứng gà
Đậu nành là một loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ. Đậu nành có chứa hàm lượng lớn Estrogen, tốt cho nội tiết của chị em. Ngoài ra, đậu nành còn chứa chất chống oxy hóa và chất béo tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều đậu nành lại gây ra các bệnh tuyến giáp. Trong đậu nành có chứa hàm lượng cao Isoflavone có khả năng cản trở quá trình tạo hormone tuyến giáp. Ngoài ra, đậu nành còn chứa Phytoestrogen ức chế quá trình sản sinh hormone tuyến giáp và ngăn cản cơ thể hấp thụ Iốt.
Glutein là một loại protein có nhiều trong các loại thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, bánh mì, bánh quy,… Đây không phải một loại chất độc nhưng lại là một loại protein khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động khá vất vả để tiêu hóa. Khi nạp quá nhiều glutein vào cơ thể, đường ruột sẽ phải hoạt động vất vả, gây ra các phản ứng miễn dịch tự động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp và suy giáp. Một chế độ ăn ít glutein sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp.
Những thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại lại vô hình làm hại tuyến giáp của bạn. Chẳng hạn như việc sử dụng kem đánh răng hàng ngày có thể khiến cơ thể nhiễm chất độc Florua. Chất độc này cũng được tìm thấy trong nước uống hàng ngày nếu không được lọc kỹ hoặc không được đun sôi. Đây là một chất độc có khả năng làm rối loạn hoạt động của tuyến giáp.
Ngoài ra, bạn cũng cần cẩn thận với các kim loại nặng tồn tại trong thực phẩm hàng ngày như: nhôm, chì, thủy ngân, asen và các chất hóa học, thuốc trừ sâu cũng gây hại cho tuyến giáp.
Ngày nay, đồ nhựa trở nên rất phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, đây chưa bao giờ là vật liệu được khuyên dùng để đựng thức ăn. Việc sử dụng đồ nhựa kém chất lượng, đồ nhựa không đảm bảo trong quá trình hâm nóng và bảo quản thức ăn sẽ khiến hóa chất trong nhựa xâm nhập vào thức ăn. Các hóa chất này không chỉ gây bệnh tuyến giáp mà còn gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm.
Cuộc sống hiện đại, việc sử dụng đồ ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn đã trở thành thói quen của nhiều người. Trong thực phẩm chế biến sẵn có chứa hàm lượng lớn chất bảo quản, chất béo xấu và calo rỗng không tốt cho sức khỏe. Các chất này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh Thyroxin của tuyến giáp và làm giảm tác dụng của thuốc điều trị suy giáp. Người bệnh tuyến giáp phải tuyệt đối nói không với bơ, mayonnaise, khoai tây chiên.
Ngoài nicotin, trong thuốc lá còn chứa 7.000 hóa chất khác như hắc ín, oxyd carbon, chất oxy hóa, benzen,… Đây đều là những chất rất độc đối với cơ thể, có thể gây ngộ độc và bệnh tật nguy hiểm. Trong đó, thuốc lá có ít nhất có 69 chất có khả năng gây ung thư.
Khói thuốc lá có chứa các chất ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Một trong những thành phần này là cyanide, khi biến đổi qua quá trình hút thuốc sẽ tạo thành chất chống tuyến giáp thiocyanate. Thiocyanate được biết là ức chế sự hấp thụ iod vào tuyến giáp, do đó, làm giảm sự sản sinh hormone cần thiết để điều hòa hoạt động của các cơ quan như gan, cơ và các hệ thống cơ quan khác. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá cũng làm tăng ung thư tuyến giáp.
Đừng nghĩ căng thẳng, stress chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Khi bạn gặp tình trạng căng thẳng kéo dài, sức khỏe và đề kháng của cơ thể sẽ bị giảm sút. Căng thẳng cũng sản sinh ra một chất gọi là hormone cortisol. Loại hormone này ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến thượng thận. Đây là tuyến nội tiết có liên quan mật thiết với tuyến giáp. Khi tuyến thượng thận bị tổn thương, hoạt động tiết hormone của tuyến giáp cũng không thể diễn ra bình thường, gây ra bệnh tuyến giáp.
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta ngày càng lười vận động, hạn chế hoạt động thể chất. Việc lười vận động gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe như: gây bệnh tim mạch, xương khớp, béo phì, giảm tuổi thọ, ung thư và cả bệnh tuyến giáp. Khi sức khỏe của bạn đi xuống, tuyến giáp lập tức sẽ bị ảnh hưởng, hoạt động tiết Thyroxin gặp trục trặc, gây rối loạn tuyến giáp. Thay vì việc ngồi hàng giờ lướt Facebook, xem phim, nghe nhạc,… bạn có thể tập một số bài tập đơn giản ngay tại nhà để tăng cường sức khỏe.
Có thể nói, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ngày càng gia tăng ở cả nam và nữ, vì vậy chúng ta không được phép chủ quan với bệnh. Hãy thay đổi các thói quen xấu hàng ngày từ hôm nay để nâng cao sức khỏe, bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật bạn nhé!
Nguồn: ungthutuyengiap.org
Thăm khám sức khỏe định kỳ và theo dõi những thay đổi của cơ thể là cách tốt nhất để bạn kịp thời phòng tránh các bệnh về tuyến giáp. Bởi, ung thư tuyến giáp là căn bệnh phát triển tương đối chậm, thời gian ủ bệnh kéo dài, chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng mới có những triệu chứng rõ ràng.
Nhiều trường hợp ung thư tuyến giáp có thể sớm được phát hiện nhờ những tiến bộ trong y học như xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp MRI và CT để chẩn đoán bệnh.
Đăng ký kiểm tra sức khỏe định kỳ tại eDoctor với quy trình khám tiện lợi, nhanh chóng chính là điều mà eDoctor đang cố gắng xây dựng nhằm tối ưu hóa thời gian khám bệnh:
➡️ Lấy mẫu (máu và nước tiểu) TẠI NHÀ
➡️ Kết quả xét nghiệm có sau 4 – 6 tiếng – Gửi ngay về điện thoại.
➡️ Khám lâm sàng tại BV/PK GẦN NHÀ & THEO LỊCH HẸN
Ngoài ra, eDoctor liên kết với nhiều hệ thống bệnh viện phòng khám chất lượng như Medic Hòa Hảo, Diamond, Bệnh viện Quốc tế City, Phòng khám Hoàn Mỹ,… nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả khám.