Nếu bạn nghĩ rằng các chỉ số cơ thể quan trọng như mức đường huyết, chỉ số huyết áp chỉ cần được đo tại phòng khám hoặc bệnh viện sáu tháng một lần (hoặc thậm chí lâu hơn) thì bạn nên cân nhắc lại.
Ngày nay, tỷ lệ mắc các bệnh lý như tiểu đường loại 2, béo phì, bệnh tim ... đang dần trở nên khá phổ biến ở mọi người, mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của các bệnh mãn tính này là do thói quen ăn uống không lành mạnh, ít vận động, thường xuyên căng thẳng, chế độ sinh hoạt không lành mạnh.
Thêm vào những yếu tố bất lợi đến từ môi trường xung quanh như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, các loại vi khuẩn và virus xuất hiện nhiều hơn, … cũng là nguyên nhân gây ra các tình trạng như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, cảm lạnh, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng phổi và nhịp tim.
Một điều vô cùng nguy hiểm nữa là những căn bệnh nghiêm trọng này khởi phát và tiến triển không đột ngột mà xảy ra dần dần nhưng để lại rất nhiều hậu quả. Cơ thể con người ban đầu chỉ xuất hiện một số triệu chứng nhỏ, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn giữa các bệnh lý.
Tình trạng bệnh nặng dẫn đến ảnh hưởng không ít tới nhiều chức năng, cơ quan trong cơ thể.
Điều vô cùng cần thiết để hạn chế những bệnh lý này, đồng thời giúp chẩn đoán và điều trị sớm là phải thường xuyên theo dõi những chỉ số quan trọng của cơ thể, bao gồm BT (nhiệt độ cơ thể), HA (huyết áp), HR (nhịp tim) và RR (nhịp thở), ...
Ngoài ra, việc kiểm tra lượng đường trong máu và sự thay đổi trọng lượng cơ thể cũng quan trọng không kém.
Dưới đây là những thiết bị y tế cần có trong gia đình bạn, hỗ trợ theo dõi các chỉ số và chăm sóc sức khỏe của thành viên trong nhà:
Những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc các triệu chứng tiền tiểu đường được yêu cầu đo lượng đường trong máu thường xuyên. Điều này có thể dễ dàng được thực hiện tại nhà nếu sử dụng một thiết bị được gọi là máy đo đường huyết.
Bằng cách này, họ có thể ngay lập tức phát hiện được sự dao động của mức đường huyết trong máu và gặp bác sĩ kịp thời.
Đây là một thiết bị đặc biệt cần thiết cho những người mắc các bệnh về răng, lợi, nhất là những ai phải dùng răng giả, bị mảng bám, vàng răng, sâu răng...
Lực phun của dòng nước (có thể thay bằng các thuốc nước vệ sinh răng miệng) sẽ rửa trôi các chất bẩn, mảng bám, đồng thời mát xa, giúp lợi chắc khỏe hơn.
Thiết bị này giúp phát hiện nồng độ oxy trong máu. Khi lượng oxy đủ để vận chuyển qua các tế bào máu đến tất cả các cơ quan trong cơ thể thì chúng mới hoạt động bình thường được.
Nếu thiếu oxy trong máu, bạn sẽ gặp phải tình trạng suy giảm chức năng của các cơ quan quan trọng như tim và não. Máy đo nồng độ oxy là một thiết bị có lợi trong những trường hợp như vậy, để đảm bảo chăm sóc y tế nhanh chóng.
Đặc biệt, những người có chỉ số oxy trong máu thấp thường gặp các triệu chứng như khó thở, tăng nhịp tim, yếu ớt, hồi hộp và toát mồ hôi. Đối với những trường hợp này, bạn cần phải theo dõi bằng cách sử dụng thiết bị dưới sự giám sát y tế.
Ngoài chức năng cân trọng lượng cơ thể, thiết bị này còn có khả năng phân tích các thành phần trong cơ thể như lượng mỡ, nước, mô cơ...
Trên cơ sở đó, cân điện tử sẽ tính toán và đưa ra lượng calo thích hợp cho cơ thể.
Thiết bị này rất phù hợp cho những người có huyết áp không ổn định (thường xuyên bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp), vì họ cần kiểm tra huyết áp hàng ngày. Huyết áp bình thường của một người thường vào khoảng 110/70 đến 120/80.
Máy xông mũi họng là thiết bị y tế dùng trong điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, rối loạn hô hấp, viêm xoang, nhất là bệnh hen suyễn.
Máy có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi.
Thiết bị này hoạt động bằng cách chuyển đổi thuốc dưới dạng chất lỏng thành hơi sương, giúp đưa trực tiếp vào phổi một cách dễ dàng.
Nhờ vậy, thuốc sẽ phát huy tác dụng nhanh, giúp cắt giảm các cơn hen cấp tính. Không chỉ vậy, các tác dụng phụ của thuốc điều trị cũng sẽ giảm bớt.
Máy đếm bước chân là một công cụ đơn giản hiển thị số bước bạn đã đi và lượng calo đốt cháy theo tỷ lệ trong quá trình hoạt động đó.
Trọng lượng cơ thể thường được biểu thị bằng chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) từ 18,5 đến 24,9.
Nhờ thiết bị này, bạn có thể biết được mức độ vận động hằng ngày, lượng calo đã được đốt cháy và còn lại trong cơ thể, từ đó có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Nhiệt kế là một dụng cụ quan trọng giúp bạn theo dõi nhiệt độ của cơ thể, đặc biệt là khi có dấu hiệu sốt. Loại nhiệt kế này giúp cho kết quả đo nhiệt độ chính xác.
Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận trong lúc sử dụng nhiệt kế, vì nếu vô tình làm vỡ, lượng thủy ngân trong nhiệt kế có thể văng ra ngoài và bay hơi. Hít hơi thủy ngân sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhiệt kế điện tử là máy đo nhiệt độ cơ thể cho kết quả nhanh hơn nhiệt kế thủy ngân.
Có 2 loại nhiệt kế điện tử, bao gồm:
Nhiệt kế hồng ngoại cho phép đo mà không cần chạm vào người dựa trên nguyên lý đo lượng hồng ngoại cơ thể tỏa ra.
Nhiệt kế điện tử là vật dụng dễ thao tác và cho kết quả nhanh chỉ từ 10 giây đến 1 phút. Kết quả cũng dễ đọc nhờ hiển thị trên màn hình rõ nét.
Bạn có thể đo tại nhiều vị trí khác nhau như trán, nách, tai, hậu môn.
Ưu điểm của loại nhiệt kế này là chống sốc, chống va đập tốt, do đó, có thể hạn chế khả năng bị vỡ hoặc ngộ độc do dùng nhiệt kế thủy ngân.
Nguồn: netmeds.com